Tiểu Luận Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại NHĐT&PT Hà Tây

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Lời mở đầu: 4

    1. Sự cần thiết của đề tài 4
    2. Mục đích nghiên cứu 5
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
    4. Phương pháp nghiên cứu 5
    5. Kết cấu của đề tài 5
    Chương I :
    Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường và cơ chế tài chính của ngân hàng thương mại . 5
    I - Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 6

    1- Sự ra đời , đặc trưng của ngân hàng thương mại 6
    2- Vị trí vai trò của ngân hàng thương mại 6
    3- Khái quát các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại 10
    3.1.Các nghiệp vụ tài sản nợ(nghiệp vụ nguồn vốn) 10
    3.1.1.Nguồn vốn huy động 10
    3.1.2.Vốn đi vay 13
    3.1.3.Vốn tự có của ngân hàng thương mại. 13
    3.2.Các nghiệp vụ tài sản có (sử dụng vốn) 14
    3.2.1.Nghiệp vụ ngân quỹ 14
    3.2.2.Nghiệp vụ tín dụng 14
    3.2.3.Nghiệp vụ tài chính 16
    3.3. Nghiệp vụ trung gian 16
    II - Cơ chế tài chính của ngân hàng thương mại : 17
    1- Khái quát về cơ chế tài chính của ngân hàng thương mại . 17
    1.1.Vốn nhà Nướcvà trach nhiệm bảo toàn 18
    1.1.1.Vốn nhà nước 18
    1.1.2.Trách nhiệm bảo toàn vàphát triển vốn của ngân hàng quốc doanh. 18
    1.2. Các khoản thu nhập - chi phí và kết quả kinh doanh của NHTM . 19
    1.2.1.Các khoản thu nhập của NHTM . 19
    1.2.2.Các khoản chi phí của NHTM 20
    1.2.3. Kết quả kinh doanh của NHTM 21
    2- Cơ chế tài chính của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 25
    2.1. Khái quát về ĐT&PTViệt Nam. 25
    2.2. Nội dung cơ chế tài chính của ĐT&PT Việt Nam. 25
    Chương II :
    Thực trạng kế toán thu nhập - chi phí và xác định kết quả kinh doanh của Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây. 27
    I- Đặc điểm kinh tế xã hộivà ảnh hưởng đến kêt quả kinh doanh của NHĐT&PT Hà Tây 27

    1.Đặc điểm kinh tế xã hội 27
    2.Sự ra đời và cơ cấu tổ chức của bộ máy NHĐT&PT Hà Tây 28
    2.1.Sự ra đời của NHĐT&PT Hà Tây 28
    2.2.Cơ cấu hoạt động của bộ máy NHĐT&PT Hà Tây 30
    3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHĐT&PT Hà Tây 30
    3.1. Công tác huy động vốn 30
    3.2.Công tác đầu tư và sử dụng vốn 31
    3.3.Về dịch vụ ngân quĩ 39
    3.4.Một số công tác khác 39
    II.Thực trạng thu nhập - chi phí và xác định kết quả kinh doanh của NHĐT&PT Hà Tây 40
    1. Thực trạng thu nhập của NHĐT&PT Hà Tây 40
    2. Thực trạng chi phí ccủa NHĐT&PT Hà Tây 45
    3. Kết quả kinh doanh của NHĐT&PT Hà Tây. 48
    Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng thu nhập , tiết kiệm chi phí góp phần nâng cao hiệu quả tại NHĐT&PT Hà Tây 53
    I. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2002 53
    1. Về nguồn vốn huy động 53
    2. Về hoạt động tín dụng 53
    II. Những giải pháp ngằm tăng thu nhập , tiết kiệm chi phí và đảm bảo kết quả kinh doanh có lãi. 54
    1. Các giải pháp nhằm tăng thu nhập 54
    1.1. Đa dạng hoá các hoạt động dịch vụ và mở thêm các nghiệp vụ mới. 54
    1.2. Mở rộng hoạt động tín dụng,nâng cao hiệu quả các khoản cho vay
    56
    1.3. Tăng cường chất lượng cán bộ công nhân viên trong ngân hàng . 59
    1.4. Thực hiện cơ chế khoán tài chính toàn diện. 60
    2. Các giải pháp giảm chi phí 61
    1.1 Cần phải tính toán giá cả huy độngvốn để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanhvà tiết kiệm chi phí . 61
    1.2 Tiết kiệm chi phí quản lý . 63
    1.3 Tiết kiệm chi phí khác 63
    III. Một số kiến nghị 64
    1. Đối với nhà nước 64
    2. Đối với Ngân hàng Nhà Nước 65
    3. Đối với ĐT&PT Việt Nam 66
    4. Đối với NHĐT&PT Hà Tây 68
    Kết luận 71






    Lời mở đầu

    1. SỰ CẦN THIẾT:

    Đất nước ta đang chuyển mình hoà nhập cùng với sự phát triển của khu vực và thế giới. Việt nam với những tiềm năng sẵn có đang được khai thác một cách kịp thời và hiệu quả nhất đã và đang hoàn thành nhiêm vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá xây dựng đất nước. Trên con đường đó có sự góp mặt đáng kể của hệ thống tài chính - tiền tệ, đặc biệt là hệ thống ngân hàng trong đó phần lớn là các ngân hàng thương mại.
    Hệ thống các NHTM là hệ thống bôi trơn của toàn bộ nền kinh tế. Có chức năng thu hút và tập trung nguồn vốn nhỏ lẻ, không kì hạn thành nguồn vốn lớn, có kì hạn để đáp ứng nhu cầu đầu tu phát triển của nền kinh tế. Trong nền kinh tế hiện đại việc thu hút nguồn vốn này có thể được thực hiện thông qua hai kênh đó là thông qua các NHTM và thông qua thị trường tài chính . ở Việt Nam, thị trường tài chính còn sơ khai và chưa đáp ứng được vai trò của nó. Do vậy, sứ mạng này lại đặt lên vai các NHTM . Điều này giúp ta xác định được vai trò to lớn của NHTM đối với sự phát triển nền kinh tế.
    Tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế đều đặt lợi nhuận lên là mục tiêu hàng đầu và là kết quả cuối cùng của các doanh nghiệp . Khác với các doanh nghiệp khác là có thể tính ra giá thành sản phẩm, tính ra kết quả của từng thương vụ thì NHTM xác định trên cơ sở lấy tổng thu nhập của toàn hệ thống – tổng chi phí của toàn bộ hệ thống vào cuối năm tài chính . Bởi vậy, việc tăng thu nhập và giảm hợp lý các chi phí trên cơ sở cạnh tranh giữa các NHTM trong và ngoài nước; cạnh tranh giữa các ngân hàng và tổ chức phi ngân hàng là việc làm rất cần thiết và luôn là vấn đề cấp bách.
    Xuất phát từ những suy nghĩ trên, qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế tại ngân hàng và những kiến thức lý luận mà em đã được thầy cô trang bị, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo, Thạc sĩ Lê Văn Luyện cùng các thầy cô giáo dạy bộ môn và các anh chị trong NHĐT&PT Hà Tây, em mạnh dạn chọn đề tài “Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại NHĐT&PT Hà Tây làm đề tài viết chuyên đề thực tập. Qua đây em xin đưa ra một vài suy nghĩ của bản thân cá nhân em nhằm góp một phần bé nhỏ trong sự nghiệp phát triển của ngân hàng .
    Tuy nhiên với thời lượng thực tập và kiến thức còn hạn chế, chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy em kính mong sự chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt là thầy giáo, Thạc sĩ Lê Văn Luyện cũng như ban lãnh đạo NHĐT&PT Hà Tây cùng các anh chị trong ngân hàng nhất là các anh chị làm việc tại phòng kế toán và phòng nguồn vốn của NHĐT&PT Hà Tây đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề. Em xin xhân thành mong đợi ý kiến bổ khuyết của Thầy cô và các anh chị.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
    Nghiên cứu một cách có hệ thống và cụ thể về quản lý thu nhập chi phí .Từ đó rút ra những mặt còn hạn chế tồn tại và tìm ra những giải pháp hoàn thiện nó.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
    - Đối tượng nghiên cứu : các khoản thu nhập chi phí -nhũng yếu tố cấu thành lợi nhuận.
    - Phạm vi nghiên cứu : Đề tài tập trung khảo cứu thực trạng kế toán thu nhập – chi phí và kết quả kinh doanh của NHĐT&PT Hà Tây những năm 1999, 2000, 2001và 6 tháng đầu năm 2002.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    Sử dụng phương pháp so sánh phân tích, phân tổ thông kê, tổng hợp nhằm nêu ra được những nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới thu nhập chi phí và kết quả kinh doanh của ngân hàng .
    5.KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:
    Ngoài phần lời mở đầu và phần kết luận, bài viết của em được chia làm 3 chương :

    Chương I:
    Những lý luận cơ bản về hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường – cơ chế tài chính của ngân hàng thương mại quốc doanh.
    Chương II:
    Thực trạng kế toán thu nhập - chi phí và xác định kết quả kinh doanh của NHĐT&PT Hà Tây
    Chương III:
    Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng thu nhập , tiết kiệm chi phí góp phần nâng cao hiệu quả tại NHĐT&PT Hà Tây
     
Đang tải...