Thạc Sĩ Một số ý kiến về phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực của huyện Nam Sách- tỉnh Hải Dương

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số ý kiến về phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực của huyện Nam Sách- tỉnh Hải DươngMỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 5
    CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN BỐ VÀ SỬ DỤNG 7
    NGUỒN NHÂN LỰC 7
    I. Khái niệm về nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực. 7
    1. Khái niệm về nguồn nhân lực. 7
    2. Phân loại nguồn nhân lực. 8
    2.1. Căn cứ vào nguồn hình thành nguồn nhân lực. 8
    2.1.1. Nguồn nhân lực có sẵn trong dân số. 8
    2.1.2. Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế. 8
    2.1.3. Nguồn nhân lực dự trữ bao gồm những người nằm trong độ tuổi lao động nhưng vì các lý do khác nhau họ chưa có công việc làm ngoài xã hội. 9
    2.2. Căn cứ vào vai trò của từng bộ phận nguồn nhân lực tham gia vào nền sản xuất của xã hội. 10
    3. Phương pháp xác định nguồn nhân lực. 10
    3.1. Dân số hoạt động kinh tế. 13
    3.2. Dân số không hoạt động kinh tế. 13
    3.3. Người thất nghiệp. 13
    3.4. Tỷ lệ người có việc làm. 13
    3.5. Tỷ lệ người thất nghiệp. 13
    3.6. Tỷ lệ người thiếu việc làm. 14
    3.7. Tỷ lệ người có việc làm đầy đủ. 14
    4. Khái niệm phân bố nguồn nhân lực. 14
    4.1. Khái niệm phân bố nguồn nhân lực. 14
    4.2. Khái niệm sử dụng nguồn nhân lực. 15
    II. Sự cần thiết phải nghiên cứu việc phân bố và sử dụng nguồn nhân lực. 16
    1. Vai trò của nguồn nhân lực trong đời sống kinh tế xã hội. 16
    2. Sự cần thiết phải phân bố và sử dụng lao động hợp lý. 17
    III. Nội dung của phân bố và sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam. 18
    1. Phân bố và sử dụng nguồn nhân lực theo lĩnh vực sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất. 18
    2. Phân bố và sử dụng nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế. 20
    3. Phân bố và sử dụng nguồn nhân lực giữa các vùng lãnh thổ. 21
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH PHÂN BỔ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA HUYỆN NAM SÁCH. 22
    I. Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm kinh tế xã hội ở huyện Nam Sách. 22
    1. Quá trình hình thành và phát triển của huyện Nam Sách. 22
    1.1. Quá trình hình thành. 22
    1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Nam Sách. 22
    1.2.1. Vị trí địa lý và địa giới hành chính. 22
    1.2.2. Địa hình, địa mạo. 23
    1.2.3. Điều kiện khí hậu. 23
    1.2.4. Chế độ thuỷ văn: 24
    1.2.5. Khoáng sản vật liệu xây dựng. 24
    1.2.5/ Tình hình kinh tế xã hội. 24
    1.2.6. Đất đai và đặc điểm thổ nhưỡng. 25
    1.2.7. Dân số. 25
    2. Những đặc điểm kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến phân bố và sử dụng nguồn nhân lực. 28
    II. Thực trạng phân bố nguồn nhân lực. 35
    A. Thực trạng phân bố nguồn nhân lực. 35
    1. Dân số và nguồn lao động. 35
    2. Phân bố nguồn nhân lực theo giới tính và độ tuổi. 37
    3. Chất lượng lao động. 38
    4. Tình hình phân bố nguồn nhân lực theo lãnh thổ. 42
    5.Phân bố nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế. 43
    5.1. Phân bố nguồn nhân lực trong nông nghiệp. 44
    5.2. Phân bố nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng. 46
    5.3. Tình hình phân bố nguồn nhân lực trong các ngành dịch vụ thương mại. 47
    B. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực của huyện Nam Sách. 48
    1. Tình hình sử dụng nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế xã hội. 48
    2. Đánh giá tình hình sử dụng nguồn nhân lực của huyện Nam Sách. 50
    C. Đánh giá tình hình phân bố và sử dụng nguồn nhân lực của huyện Nam Sách. 51
    1. Những thành tích đạt được của huyện do quá trình phân bổ & sử dụng nguồn nhân lực. 51
    2. Những tồn tại và nguyên nhân. 57
    CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÂN BỐ VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN NHÂN LỰC Ở HUYỆN NAM SÁCH TRONG THỜI GIAN TỚI. 60
    I. Định hướng phát triển kinh tế của huyện Nam Sách đến năm 2010. 60
    1. Đặc điểm tình hình chung của huyện Nam Sách. 60
    2. Mục tiêu chủ yếu của huyện giai đoạn 2005- 2010. 60
    II. Phương hướng và nhiệm vụ. 61
    1. Phương hướng chung. 61
    2. Phương hướng cụ thể của từng ngành. 62
    III. Những giải pháp chủ yếu để phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của huyện Nam Sách. 63
    1. Giải quyết việc làm. 64
    1.1. Giải pháp phát triển kinh tế xã hội để tạo việc làm mới cho 1.000-1.300 lao động, cụ thể: 64
    1.2. Giải pháp khuyến khích và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu, cụm công nghiệp đồng thời tăng cường công tác đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm để tạo việc làm mới cho 1.800 - 2.300 lao động năm 2005. 64
    1.3. Giải pháp tăng cường công tác XKLĐ để tạo việc làm cho 200-300 lao động 65
    2. Nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực. 65
    3. Chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế. 71
    4. Chuyển đổi nguồn nhân lực giữa các thành phần kinh tế. 72
    5. Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực trong các ngành nông lâm thủy sản. 73
    KẾT LUẬN 74
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75



    LỜI NÓI ĐẦU

    Những năm gần đây, nhất là từ khi nước ta thực hiện công cuộc chuyển đổi nền kinh tế: “Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, gọi tắt là nền kinh tế thị trường,vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN” , đất nước ta đã có nhiều khởi sắc, nền kinh tế của nước tâ đã có nhiều bước phát triển vượt bậc, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, phân công lao động đang tiến triển theo hướng chuyên môn hóa sâu, hiệp tác hóa rộng Đời sống của nhân dân ngày càng được chăm lo, cải thiện, y tế, giáo dục đã được quan tâm phát triển.
    Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường đã bộc lộ nhiều hạn chế. Đó là: sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các thành phần kinh tế; tình trạng thất nghiệp đã và đang gia tăng không chỉ ở thành thị mà còn ở các vùng nông thôn, tệ nạn xã hội đang bùng nổ ở mức báo động, đặc biệt là tệ nạn ma túy và mại dâm Và đặc biệt hơn nữa là sự phân hóa giàu nghèo, sự chênh lệch về đời sống giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và miền xuôi càng lớn. Sự chênh lệch này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song về cơ bản vẫn là xuất phát từ tình trạng thiếu việc làm hoặc sử dụng lao động không có hiệu quả.
    Nằm trong bối cảnh chung đó của toàn xã hội, huyện Nam Sách thuộc tỉnh Hải Dương cũng không tránh khỏi những hạn chế trong phân công, bố trí và sử dụng nguồn lao động dồi dào của huyện. Do vậy, trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, Đảng bộ và nhân dân huyện đã có nhiều cố gắng trong công tác phân bố và sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả.
    Qua thời gian thực tập, nghiên cứu thực tế ở huyện Nam Sách em thấy vấn đề sử dụng lao động của huyện tuy đã có hiệu quả song phần nào vẫn còn điểm chưa hợp lý nên em đã chọn đề tài:
    "Một số ý kiến về phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực của huyện Nam Sách- tỉnh Hải Dương" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
    Chuyên đề gồm có 3 chương:
    Chương I: Những lý luận cơ bản về phân bố và sử dụng nguồn nhân lực.
    Chương II: Thực trạng tình hình phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực của huyện Nam Sách.
    Chương III: Những giải pháp chủ yếu để phân bố và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở huyện Nam Sách trong thời gian tới.
     
Đang tải...