Luận Văn Một số ý kiến về kế toán CPSX và tính giá thành trong các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số ý kiến về kế toán CPSX và tính giá thành trong các Doanh nghiệp SXKD



    Lời nói đầu

    Nhiều năm gần đây, đất nước ta đang trên đà phát triển kinh tế, hoà nhập với các quốc gia trên thế giới. Chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta làm cho nền kinh tế phát triển vượt bậc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Song song với sự phát triển đó thì hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng được hoàn thiện và phát triển góp phần tích cực có hiệu quả vào công cuộc đổi mới nền kinh tế đặc biệt là nâng cao chất lượng quản lý tài chính của Nhà nước và quản lý doanh nghiệp .
    Sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN đã làm cho các doanh nghiệp phải chuyển đổi cơ chế cho phù hợp. Kinh tế thị trường là nền kinh tế cạnh tranh, mạnh được yếu thua nên các doanh nghiệp phải tự quản lý, tự hạch toán kinh doanh và lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu doanh nghiệp mong muốn đạt được. Chi phí, giá thành và kết quả kinh doanh là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng, có liên quan chặt chẽ với nhau. Với mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, tính đúng, tính đủ chi phí , xác định chính xác giá thành thành phẩm có ý nghĩa kinh tế to lớn giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp có quyết định đúng đắn trong kinh doanh để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất với chi phí thấp nhất. Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là một đề tài có tính lý luận và thực tiễn, thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều đối tượng.
    Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, em chọn đề tài: “Một số ý kiến về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh” để làm chuyên đề cuối khoá của mình.
    Nội dung: ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 2 phần chính như sau:
    Phần I: Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành thành phẩm.
    Phần II: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.



    Phần I

    Những vấn đề chung về kế toán Chi phí sản xuất và tính giá thành thành phẩm

    I. SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

    Sự ra đời của kế toán gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ. Sản xuất hàng hoá đã tạo những bước nhảy vọt của lực lượng sản xuất xã hội. Chủ nghĩa tư bản ra đời, dựa trên cơ sở của nền sản xuất hàng hoá, tạo ra những điều kiện phát triển kinh tế ở trình độ cao. Chính từ cơ sở này mà kinh tế thị trưòng ra đời và phát triển.
    Kinh tế thị trường là kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó các quan hệ kinh tế phân phối, các lợi ích đều do quy luật của thị trường điều tiết, chi phối.
    Trong nền kinh tế thị trường, kế toán với chức năng của mình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phản ánh và cung cấp thông tin kinh tế tài chính phục vụ trực tiếp cho yêu cầu quản lý kinh doanh của từng doanh nghiệp nói riêng và yêu cầu quản lý kinh tế tài chính nói chung.
    Nền kinh tế thị trường chậm phát triển và phân tán như ở nước ta hiện nay, quy mô thị trường nhỏ nên việc xuất hiện của một số tổ chức độc quyền thống trị một số ngành sẽ là mối đe doạ lớn tới sản xuất, tới lợi ích của ngưòi tiêu dùng và có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Cạnh tranh là một tất yếu khách quan, nó có thể dẫn đến sự phá sản hàng loạt các đơn vị kinh tế kinh doanh kém hiệu quả, làm cho nạn thất nghiệp gia tăng, đây chính là một trong những áp lực lớn đối với xã hội
    Trong sản xuất kinh doanh, mọi doanh nghiệp , dù là quốc doanh, liên doanh hay tư nhân, lợi nhuận luôn là mục tiêu số một. Muốn đạt được lợi nhuận đòi hỏi doanh nghiêp phải có các quyết định sáng suốt trong sản xuất kinh doanh. Phải có chiến lược sản xuất kinh doanh như thế nào để sản phẩm sản xuất ra phải đươc chấp nhận trên thị trường. Sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ là điều kiện giúp doanh nghiẹp đẩy mạnh khả năng tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay của vốn, đem lại ngày càng nhiều lợi nhuận, từ đó tăng tích lũy cho doanh nghiệp .
    Để đạt được điều đó, việc đầu tiên doanh ngiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất để với chi phí ít nhất, thu được lợi nhuận cao nhất. Thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp các nhà quản lý, nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể phân tích, đánh giá tình hình sử dụng lao động, vật tư, vốn bằng tiền có hiệu quả hay không, lãng phí hay tiết kiệm, tình hình thực hiện giá thành như thế nào, từ đó có những biện pháp hữu hiệu, những quyết định đúng đắn nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm mà phù hợp với sự phát triển sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy việc tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một yêu cầu tất yếu.

    II. CHI PHÍ SẢN XUẤT

    1. Khái niệm.

    Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kì nhất định.
    Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kì một phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao của các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Nói cách khác, quá trính sản xuất hàng hoá là sự kết hợp của ba yếu tố:
    - Tư liệu lao động
    - Đối tượng lao động
    - Sức lao động
    Tương ứng với sự tham gia của các yếu tố sản xuất vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp hình thành các khoản chi phí tương ứng :
    - Chi phí khấu hao tư liệu lao động
    - Chi phí tiêu hao nguyên vật liệu
    - Chi phí thù lao cho người lao động
    Chi phí có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp . Nó đóng vai trò quyết định sự thành bại của doanh nghiệp . Với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, về bản chất chi phí sản xuất đều giống nhau.
    Quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất hay nói cách khác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm các loại tài sản,vật tư, lao động, tiền vốn của doanh nghiệp trong hoạt đọng sản xuất kinh doanh là mục tiêu hạ giá thành của thành phẩm.
    Việc tập hợp các khoản chi phí sản xuất được tiến hành trong một thời kì nhất định bất kể sản phẩm đã hoàn thành hay chưa. Để có thể quản lý tốt về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trươc hết phải hiểu rõ về các loại phí hay nói cách khác là nắm vững cách phân loại phí.

     
Đang tải...