Chuyên Đề Một số ý kiến về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    Một số ý kiến về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam

    1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ, là cơ sở khẳng định vị trí của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có thể mang lại những hậu quả xấu đối với nền kinh tế, nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng. Cạnh tranh làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, gây ra hiện tượng độc quyền, làm phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo; cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật . Do vậy, hoạt động cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh trên thị trường bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự can thiệp của nhà nước và tư duy cạnh tranh từ đối đầu sang hợp tác cùng có lợi là xu hướng tất yếu bảo đảm cho nền kinh tế phát triển bền vững.

    Hoạt động ngân hàng là hoạt động mang nhiều rủi ro, những hậu quả từ hành vi cạnh tranh không lành mạnh phát sinh từ hoạt động ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến luồng chu chuyển vốn trong nền kinh tế mà nó còn làm ảnh hưởng đến mục tiêu an toàn hệ thống. Nhằm từng bước tạo lập môi trường cạnh tranh an toàn, lành mạnh, Nhà nước nghiêm cấm hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các chủ thể tham gia thị trường. Tuy nhiên, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, về bản chất là hành vi cạnh tranh không đẹp và thường nhằm vào các đối thủ cạnh tranh cụ thể. Do đó, việc phát hiện, xử lý một cách chính xác hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các chủ thể tham gia thị trường cần phải được dựa trên hành lang pháp lý cụ thể, thống nhất. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin được trao đổi một số vấn đề háp lý liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng.

    2. BẢN CHẤT CỦA HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

    Mặc dù còn nhiều quan niệm, cách diễn đạt khác nhau về cạnh tranh1, song, điểm chung của các quan niệm về cạnh tranh là: i) có ít nhất từ hai chủ thể trở lên; ii) các chủ thể này có chung mục đích; iii) các chủ thể đó cùng cố gắng giành và vượt lên các đối thủ cạnh tranh; iv) được diễn ra trong môi trường pháp lý bình đẳng cho mọi chủ thể kinh doanh, nếu không có môi trường pháp lý đó, cạnh tranh có thể đưa đến những hậu quả tiêu cực về xã hội. Kết quả của quá trình cạnh tranh là, nếu doanh nghiệp nào đáp ứng được yêu cầu trên thị trường sẽ tồn tại và phát triển, nếu doanh nghiệp nào không đáp ứng được yêu cầu đó sẽ bị loại ra khỏi thị trường, và để không bị loại “ra khỏi cuộc chơi”, các đối thủ cạnh tranh buộc phải tìm mọi cách, kể cả những biện pháp không lành mạnh, không phù hợp với đạo đức kinh doanh, đạo đức của thị trường để giành phần thắng về phía mình.

    Hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể hiểu là những hành vi cạnh tranh của các chủ thể tham gia thị trường vi phạm những chuẩn mực đạo đức kinh doanh thông thường, có thể gây thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần cho các chủ thể kinh doanh khác và người tiêu dùng2. Quan điểm khác lại cho rằng, cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi cạnh tranh đi ngược lại các nguyên tắc xã hội, tập quán và truyền thống kinh doanh, xâm phạm đến lợi ích của chủ thể kinh doanh khác, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích chung của xã hội3. Cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi cụ thể, đơn phương, vì mục đích cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh luôn thể hiện tính không lành mạnh (chứ không chỉ là bất hợp pháp) mà mục đích của nó là gây cho một hay một số đối thủ cạnh tranh cụ thể sự bất lợi hay gây thiệt hại trong hoạt động kinh doanh4.

    Dưới góc độ pháp lý, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng5. Nhìn chung, cách tiếp cận hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật Việt Nam về cơ bản là phù hợp với Công ước Pari năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng như pháp luật một số nước. Bản chất pháp lý của hành vi cạnh tranh không lành mạnh chính là mọi hành vi trái với các chuẩn mực trung thực và lànhmạnh trong quan hệ thương mại, gây thiệt hại chủ yếu đến doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan. Theo lý thuyết được thừa nhận rộng rãi ở các nước châu Âu lục địa, thì về bản chất, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi vi phạm quyền dân sự; các yếu tố cấu thành củacạnh tranh không lành mạnh giống như các yếu tố cấu thành trách nhiệm dân sự truyền thống, đó là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, lỗi, thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thiệthại6.

    Như vậy, khi đề cập đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh người ta thường nhấn mạnh đến tính “không lành mạnh” của hành vi cạnh tranh, tức là những hành vi cạnh tranh không đẹp, không phù hợp với đạo đức kinh doanh mà hệ quả của những hành vi này có thể sẽ dẫn đến gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng làm thay đổi tương quan cạnh tranh trên thị trường. Nhiệm vụ của Nhà nước là phải kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Từ những phân tích trên, bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh được thể hiện qua những dấu hiệu sau:

    i) Đây là hành vi cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh trong cùng một lĩnh vực nhất định như ngân hàng, bảo hiểm, may mặc, da giầy .;

    ii) Hành vi này phải nhằm tới những đối thủ cạnh tranh cụ thể, xác định được trên cùng một phân khúc thị trường;

    iii) Trái với các chuẩn mực đạo đức kinh doanh hoặc trái với pháp luật;

    iv) Có thể gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng, Nhà nước hoặc các lợi ích xã hội khác.

    3. HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

    Quan niệm về cạnh tranh, pháp luật về cạnh tranh ở Việt Nam ra đờimuộn hơn so với các
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...