Tài liệu Một số ý kiến về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm theo Điều 273 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm là một trong những đặc trưng cơ bản để xác
    định bản chất của giám đốc thẩm. Những căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm được quy định cụ thể tại Điều 273 BLTTHS năm 2003. Những quy định này chưa được các cơ quan có thẩm quyền giải thích một cách chính thức, dẫn đến việc giải thích và áp dụng các căn cứ này trong thực tiễn xét xử không thống nhất và chưa thực sự đúng đắn. Qua quá trình nghiên cứu lí luận cũng như thực tiễn xét xử, chúng tôi xin trình bày một số ý kiến về vấn đề này.
    1. Căn cứ thứ nhất - việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ
    Theo các quan điểm của một số nhà khoa
    học pháp lí hiện nay, xét hỏi tại phiên toà phiến diện, không đầy đủ thường được giải thích chung là việc hội đồng xét xử đã xét hỏi sơ sài, đại khái, không thẩm tra xác minh đầy đủ các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ, chỉ nặng về chứng cứ buộc tội, tình tiết tăng nặng mà coi nhẹ chứng cứ gỡ tội, tình tiết giảm nhẹ hoặc không xem xét đến chứng cứ
    có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án.(1) Cách
    giải thích này chưa phân biệt được sự khác nhau giữa hai khái niệm phiến diện và đầy đủ. Một cách giải thích khác có sự phân biệt giữa phiến diện và không đầy đủ, xác định việc điều tra xét hỏi tại phiên toà phiến diện





    là việc điều tra không khách quan, có định kiến trước, chỉ chú ý đến chứng cứ buộc tội hoặc chỉ chú ý đến chứng cứ gỡ tội. Còn việc điều tra, xét hỏi tại phiên toà không đầy đủ là hoạt động điều tra tại phiên toà còn thiếu những tình tiết, những chứng cứ mà theo quy định của pháp luật tố tụng phải được xem xét tại phiên toà, nếu thiếu nó thì chưa đủ căn cứ để xác định bị cáo có phạm tội hay không. Đồng thời cho rằng thường thì nếu điều tra, xét hỏi không đầy đủ sẽ dẫn
    đến phiến diện hoặc ngược lại.(2) Cách giải
    thích này cũng chưa thật sự chính xác, bởi lẽ: Thứ nhất: Việc điều tra xét hỏi tại phiên toà có thể phiến diện vì nhiều lí do khác nhau mà không nhất thiết vì lí do “có định kiến trước”; Thứ hai, luật tố tụng hình sự chỉ quy định những vấn đề cần chứng minh trong vụ án còn việc sử dụng những chứng cứ nào để chứng minh thì tuỳ thuộc vào sự xem xét đánh giá của những người tiến hành tố tụng trong từng vụ án cụ thể. Vì vậy, nếu giải thích điều tra, xét hỏi không đầy đủ là thiếu những tình tiết, những chứng cứ mà theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự phải được xem xét tại phiên toà dễ dẫn đến sự hiểu lầm là luật tố tụng hình sự Việt Nam





    quy định trước những chứng cứ cần phải có trong một vụ án, như vậy là không đúng với nguyên tắc tự do đánh giá chứng cứ.
    Toàn diện” và “đầy đủ” là hai đòi hỏi khác nhau của quá trình chứng minh và có thể tách bạch hai khái niệm này. Phép duy vật biện chứng đòi hỏi phải nhìn nhận sự vật một cách toàn diện. Yêu cầu của việc xác định sự thật của vụ án phải toàn diện tất cả các mặt, không thiếu mặt nào, cả buộc tội cũng như gỡ tội. Trong tố tụng hình sự, đòi hỏi về tính toàn diện được thể hiện cụ thể trong quy định về những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự (đối tượng chứng minh). Điều 63 BLTTHS quy định khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án phải chứng minh những vấn đề sau: Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội; những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Đây là những vấn đề mang tính bắt buộc chung đối với mọi vụ án hình sự. Ngoài ra, tuỳ từng vụ án cụ thể, những vấn đề cần chứng minh còn là những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, những tình tiết này luật không quy định cụ thể được.
    Việc xác định sự thật của vụ án không những phải toàn diện mà còn phải đầy đủ. Quá trình xác định sự thật của vụ án chính là



    quá trình tiếp cận chân lí của vụ án. Triết học Mác-Lênin đã khẳng định thế giới khách quan là vô cùng vô tận, biến đổi và phát triển không ngừng mà nhận thức của từng con ngưòi, từng thế hệ lại luôn luôn bị hạn chế bởi điều kiện lịch sử khách quan và năng lực chủ quan. Vì vậy, sự thật được xác định trong vụ án là sự thật tương đối (chân lí tương đối). Trong khoa học luật tố tụng hình sự, sự thật của vụ án được coi là đầy đủ khi đạt đến giới hạn chứng minh, “Giới hạn chứng minh là tổng hợp những chứng cứ khác nhau, đủ và cần thiết cho việc giải quyết vụ án được
    đúng đắn”.(3) Đó là khi đã xem xét hết các
    chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án, xác định mức độ tin cậy của các chứng cứ dùng để chứng minh, khẳng định được sự đúng đắn trong kết luận của mình và bác bỏ được những giả thuyết sai lầm.
    Qua những phân tích trên, chúng tôi có một số ý kiến nhận xét sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...