Luận Văn Một số ý kiến nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp theo hướng đổi mới

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    lời mở đầu

    "Hãy cho chúng tôi một tổ chức những người cách mạng, chúng tôi sẽ đảo lộn cả nước Nga". Câu nói bất hủ ấy của V.I. Lênin cho chúng ta hiểu rõ tổ chức và vai trò của tổ chức. Người còn nói: "Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, giai cấp vô sản không có vũ khí nào khác hơn là tổ chức". Khi giai cấp đã nắm chính quyền rồi, người còn nói: "Lĩnh vực trọng yếu nhất và khó khăn nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ tổ chức". Thực hiện di huấn của Lênin, những người cộng sản Việt Nam hết sức coi trọng công tác tổ chức. Khi Đảng đã có đường lối chính trị đúng đắn thì công tác tổ chức và cán bộ là một nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của nhiệm vụ cách mạng. Thực hiện nhiệm vụ của một ngành hay một cơ quan bất kỳ nào trong hệ thống chính trị của chúng ta cũng đòi hỏi có một hình thức tổ chức thích hợp. Thắng lợi của cách mạng nước ta là minh chứng cho vai trò của tổ chức.
    Sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của hệ thống các doanh nghiệp là vấn đề rất hệ trọng trong đường lối phát triển kinh tế, đồng thời, rất nhạy cảm về chính trị, liên quan tới sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, quản lý các doanh nghiệp có hiệu quả là một công việc hết sức quan trọng, mà trong phạm vi nghiên cứu các Doanh nghiệp công tác tổ chức đóng một vai trò quyết định đối với sự thành bại của Doanh nghiệp. Căn cứ vào mục tiêu của Doanh nghiệp và sự biến động của môi trường trong mỗi thời kỳ, các nhà quản trị cấp cao thường đưa ra những quyết định về tổ chức nhằm tạo ra một cơ cấu tổ chức phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ.
    Tổ chức là nguyên nhân của những nguyên nhân. Tổ chức là một vấn đề hết sức phức tạp và quan trọng đối với việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước nói chung và của các Doanh nghiệp nói riêng, đòi hỏi phải được đối xử như một ngành khoa học, nghĩa là phải được nghiên cứu và học tập.
    Được sự hướng dẫn tận tình của cô Hồ Bích Vân, trong đề tài này em chú tâm nghiên cứu một số vấn đề về Cơ cấu tổ chức quản lý trong các doanh nghiệp ở Việt Nam theo hướng đổi mới. Với kết cấu nội dung đề tài như sau:
    Chương I: Tổng quan về công tác tổ chức
    Chương II: Cơ cấu tổ chức quản lý
    Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp theo hướng đổi mới

    Nhưng do đây là đề tài ở tầm vĩ mô, trình độ hiểu biết và phương pháp trình bày của bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Em kính mong được sự đóng góp ý kiến của Cô giáo để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

    mục lục

    Lời mở đầu 1
    Chương I: Tổng quan về công tác tổ chức
    1. Khái niềm về tổ chức 3
    1.1 Định nghĩa 3
    1.2 Những đặc điểm chung của tổ chức 3
    1.3 Phân loại tổ chức 4
    2. Một số quy luật cơ bản của tổ chức
    2.1 Quy luật mục tiêu rõ ràng và tính hiệu quả của tổ chức 5
    2.2 Quy luật hệ thống 7
    2.3 Quy luật cấu trúc đồng nhất và đặc thù của tổ chức 8
    2.4 Quy luật vận động không ngừng và vận động theo quy trình của tổ chức 9
    2.5 Quy luật tự điều chỉnh của tổ chức 10
    3. Tổ chức là một khâu quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi đường lối
    chính sách của Đảng 10

    Chương II: Cơ cấu tổ chức quản lý
    1. Khái niệm cơ cấu tổ chức 12
    2. Những yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản lý 12
    3. Những nguyên tắc tổ chức
    3.1 Nguyên tắc xác định theo chức năng 13
    3.2 Nguyên tắc giao quyền theo kết quả mong muốn 13
    3.3 Nguyên tắc bậc thang 13
    3.4 Nguyên tắc tương xứng giữa quyền hạn và trách nhiệm 14
    3.5 Nguyên tắc về tính tuyệt đối trong trách nhiệm 14
    3.6 Nguyên tắc thống nhất mệnh lệnh 14
    3.7 Nguyên tắc quyền hạn theo cấp bậc 15
    3.8 Nguyên tắc quản lý sự thay đổi 15
    3.9 Nguyên tắc cân bằng 15
    4. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức 16
    4.1 Nhóm nhân tố thuộc đối tượng quản lý 16
    4.2 Nhóm nhân tố thuộc lĩnh vực quản lý 16
    5. Những thành phần cơ bản của cơ cấu tổ chức
    5.1 Chuyên môn hoá 17
    5.1.1 Chuyên môn hoá chiều dọc 17
    5.1.2 Chuyên môn hoá chiều ngang 18
    5.2 Tiêu chuẩn hoá 18
    5.3 Sự phối hợp 19
    5.4 Quyền lực 19
    6. Các mô hình cơ cấu tổ chức mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
    thường sử dụng
    6.1 Cơ cấu đơn giản kiểu doanh nghiệp cá nhân 20
    6.2 Mô hình tổ chức theo chức năng 20
    6.3 Mô hình tổ chức theo sản phẩm 21
    6.4 Mô hình tổ chức theo địa dư 23
    6.5 Mô hình tổ chức theo đối tượng khách hàng 24
    6.6 Mô hình tổ chức theo đơn vị chiến lược 25
    6.7 Mô hình tổ chức theo quá trình 27
    6.8 Mô hình tổ chức theo các dịch vụ hỗ trợ 27
    6.9 Mô hình tổ chức ma trận 29
    6.10 Mô hình cơ cấu tổ chức hỗn hợp 30

    Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện cơ cấu
    tổ chức trong doanh nghiệp theo hướng đổi mới
    1. Những quan điểm hình thành cơ cấu tổ chức quản lý 32
    2. Lựa chọn một cơ cấu tổ chức thích hợp 33
    3. Một số công cụ phối hợp
    3.1 Các kế hoạch 34
    3.2 Hệ thống tiêu chuẩn Kinh tế- Kỹ thuật 34
    3.3 Các công cụ cơ cấu 34
    3.4 Giám sát trực tiếp 34
    3.5 Các công cụ của hệ thống thông tin, truyền thông và tham gia quản lý 35
    3.6 Văn hoá tổ chức 35
    4. Những phương pháp hình thành cơ cấu tổ chức quản lý 36
    4.1 Phương pháp tương tự 36
    4.2 Phương pháp phân tích theo yếu tố 36
    5. Một số kiến nghị nhằm phát huy tính hiệu quả của công tác tổ chức trong
    các doanh nghiệp Việt Nam theo hướng đổi mới 40
    Kết luận. 42
    Tài liệu tham khảo 43
     
Đang tải...