Tài liệu Một số ý kiến hoãn và tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hình phạt tù là một trong những hình phạt được áp dụng phổ biến nhất và
    chiếm tỉ lệ áp dụng cao so với các hình phạt
    khác được quy định trong Bộ luật hình sự. Được đánh giá là một trong những hình phạt nghiêm khắc trong hệ thống hình phạt, áp dụng với những người phạm tội mà muốn giáo dục, cải tạo họ trở thành người lương thiện cần có một thời gian nhất định cách li họ ra khỏi đời sống xã hội. Trong khoảng thời gian bị cách li đó, các cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với từng loại đối tượng khác nhau để sau khi chấp hành xong hình phạt tù, họ sẽ quay trở lại xã hội thành người có ích cho xã hội. Mặc dù được coi là hình phạt tương đối nghiêm khắc nhưng các quy định có liên quan về thi hành án phạt tù cũng thể hiện rất rõ tính nhân đạo của Nhà nước ta. Thể hiện rõ nét nhất tính nhân đạo trong thi hành hình phạt tù chính là những quy định về hoãn và tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Việc xây dựng các quy định về hoãn và tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù phải vừa thể hiện được bản chất nhân đạo trong các quy định của pháp luật nhưng vẫn phải thể hiện rõ sự cương quyết của Nhà nước trong việc thi hành một cách triệt để bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án. Chính vì vậy việc nghiên cứu các quy định về vấn đề





    này, đóng góp xây dựng để hoàn thiện các quy định trong BLTTHS là một nội dung sẽ được giới thiệu trong phạm vi bài viết này.
    1. Đối tượng được hoãn và tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù
    Theo quy định tại Điều 261 BLTTHS,
    đối tượng được hoãn chấp hành hình phạt tù là «người bị xử phạt tù đang được tại ngoại ». Như vậy đối tượng được hoãn chấp hành hình phạt tù là người đã có bản án kết tội của toà án có hiệu lực pháp luật và hình
    phạt mà họ phải chịu là hình phạt tù, đồng thời họ phải là người không bị các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn như tạm giữ hay tạm giam. Nếu họ đang bị áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn nêu trên có nghĩa họ không được tại ngoại và không còn là đối tượng được hoãn chấp hành hình phạt tù.
    Về đối tượng được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, tại Điều 262 BLTTHS xác định đó là «người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù». Đối tượng được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được hiểu là người đã có bản án kết tội của toà án có hiệu lực pháp luật, hình phạt mà toà án tuyên đối với họ là hình phạt tù và họ đang trong thời









    gian chấp hành hình phạt tại trại giam.
    Đối chiếu với quy định đưa ra thì đối tượng được hoãn và tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đều là người bị kết án phạt tù. Điểm khác nhau rõ nét nhất về đối tượng đó là người được hoãn chấp hành hình phạt tù phải là người đang tại ngoại còn người được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là người đang thi hành án phạt tù tại trại giam. Với quy định hiện hành của BLTTHS, việc lựa chọn biện pháp nào để áp dụng trong một số trường hợp sẽ khó khăn vì chưa được đề cập cụ thể trong luật. Đó là trường hợp người đã bị toà án kết án phạt tù, đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam, trong khi chờ quyết định thi hành án thì họ lại có đủ điều kiện để được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù (ví dụ bị bệnh nặng nếu để họ chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ), trường hợp này cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật sẽ lựa chọn thủ tục nào để áp dụng đối với họ. Nếu lựa chọn áp dụng thủ tục hoãn chấp hành hình phạt tù thì không đúng quy định của pháp luật vì họ đang bị tạm giam không phải là đối tượng được tại ngoại còn nếu áp dụng thủ tục cho tạm chấp hành hình phạt tù thì không phải là người đang chấp hành hình phạt. Việc họ bị cách li ra khỏi đời sống xã hội trong trường hợp này chỉ là việc áp dụng biện pháp ngăn chặn mà thôi.
    Lựa chọn thủ tục nào để giải quyết nhất thiết phải có sự thay đổi trong quy định về đối tượng được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù hoặc một quy định riêng biệt về thủ tục để giải quyết trong trường



    hợp vừa nêu.
    Không thể mở rộng phạm vi về đối tượng được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù vì nếu coi người đang bị tạm giam là đối tượng được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù thì sẽ không phù hợp với biện pháp họ đang bị áp dụng. Biện pháp đang áp dụng với họ là biện pháp ngăn chặn, họ chưa bị đưa đi chấp hành hình phạt, vì vậy không thể tạm đình chỉ chấp hành hình phạt khi họ chưa chấp hành hình phạt đó.
    Nên mở rộng phạm vi đối tượng được hoãn chấp hành hình phạt tù bao gồm cả người bị kết án đang tại ngoại và đang bị tạm giam sẽ giải quyết được vướng mắc đặt ra và cũng không mâu thuẫn với những biện pháp đang áp dụng.
    2. Trường hợp hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù
    Theo quy định tại Điều 261 BLTTHS,
    các trường hợp được hoãn chấp hành hình phạt tù là các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 61 BLHS. Đó là các trường hợp sau:
    - Người bị bệnh nặng;
    - Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
    - Là người lao động duy nhất trong gia
    đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp đặc biệt khó khăn trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
    - Bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ.
    Người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù thuộc một trong các trường hợp hoãn



    chấp hành hình phạt tù thì có thể được tạm
    đình chỉ chấp hành hình phạt tù.
    Như vậy, theo quy định của BLHS, các trường hợp được hoãn và tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù rõ ràng, phù hợp, thể hiện tính nhân đạo trong quy định của Nhà nước ta. Tuy nhiên, cũng về nội dung này quy định trong BLTTHS có điểm cần được xem xét lại.
    Tại điểm a khoản 1 Điều 262 BLTTHS
    quy định: « . được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 61 và Điều 62 của Bộ luật hình sự» đồng thời điểm b khoản 1 Điều 262 BLTTHS cũng quy định «được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong các trường hợp quy định tại điểm b, c, d khoản 1
    Điều 61 và Điều 62 của BLHS ». Quy định
    trên vừa thừa vừa thiếu tính thống nhất. Bởi vì, theo quy định của BLHS các trường hợp được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù cũng là những trường hợp theo quy định của pháp luật cho phép hoãn chấp hành hình phạt tù. Như vậy, chỉ cần quy định các trường hợp được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là các trường hợp quy định tại Điều 61 BLHS cũng bao hàm hết các trường hợp mà nhà làm luật cho là cần thiết. Việc quy định như hiện nay trong BLTTHS là thừa, không cần thiết, gây khó hiểu cho người đọc, nghiên cứu và áp dụng pháp luật.
    3. Thẩm quyền quyết định hoãn, tạm
    đình chỉ chấp hành hình phạt tù
    Thẩm quyền ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt là «chánh án toà án đã ra quyết định thi hành án» khoản 1 Điều 261
    BLTTHS (tức chánh án tòa án đã xét xử sơ



    thẩm hoặc chánh án tòa án cùng cấp được uỷ thác ra quyết định thi hành án). Theo quy định này thì phải hiểu trước khi ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù, người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án phải ra quyết định thi hành án phạt tù trước, sau đó mới quyết định cho hoãn chấp hành hình phạt tù. Có cần thiết hay không việc ra quyết định thi hành án trong trường hợp này? Vì quyết định đó sẽ không được thi hành do sau đó sẽ có quyết định cho hoãn chấp hành hình phạt tù của chính người đã ra quyết định thi hành án. Quy định như hiện nay về thẩm quyền hoãn chấp hành hình phạt tù dẫn đến sự phức tạp về thủ tục và hoàn không cần thiết. Chỉ cần quy định chánh án tòa án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án có quyền ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù là đủ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...