Luận Văn Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH Ở CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HOÀNG HÀ

    1. Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty:
    Trong xu hướng toàn cầu hoá như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại được không những đòi hỏi phải có vốn lớn, có uy tín trên thị trường, sản phẩm sản xuất ra không chỉ là cái người tiêu dùng cần mà còn phải luôn luôn đảm bảo giá thành đơn vị sản phẩm ở mức thấp hơn so với giá cả sản phẩm cùng loại trên thị trường. Để đạt được mục tiêu như trên, trong quá trình sản xuất doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và tận dụng tối đa các nguồn lực phục vụ cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm nhằm giảm chi phí tới mức thấp nhất. Muốn như vậy doanh nghiệp phải làm tốt công tác kế toán nói chung, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng đảm bảo việc phản ánh chi phí sản xuất cấu tạo trong thành phẩm được chính xác, đúng với thực tế.
    Hơn nữa hiện nay các doanh nghiệp luôn phải tiếp cận với chế độ kế toán mới. Vì vậy khi đưa vào thực tế đơn vị cũng nảy sinh một số vấn đề cần được hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện thực tế ở đơn vị, đồng thời đảm bảo tuân thủ đúng chế độ nhà nước quy định.
    Xuất phát từ những yêu cầu đó đòi hỏi công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Dược phẩm Hoàng Hà phải từng bước hoàn thiện cho phù hợp.
    * Những nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện:
    Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đảm bảo sự thống nhất quản lý giữa Công ty với cơ quan quản lý cấp trên, đảm bảo sự thống nhất về các chỉ tiêu mà kế toán phản ánh, thống nhất giữa hệ thống chứng từ, tài khoản và hệ thống sổ sách báo cáo kế toán.
    Đảm bảo bộ máy kế toán gọn nhẹ, phù hợp với điều kiện của Công ty khi tổ chức bộ máy kế toán phải dựa vào các chế độ, thể lệ về quản lý hành chính và công tác kế toán. Lựa chọn hình thức kế toán phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động của công ty.
    Đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời và có hiệu quả nhằm đáp ứng kịp thời thông tin cho lãnh đạo Công ty ra các quyết định thích hợp.
    Tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với yêu cầu trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ quản lý, cán bộ kế toán.
    2. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
    Qua việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những chỉ tiêu chất lượng tổng hợp quan trọng nhất, nó phản ánh tất cả các mặt hoạt động của Công ty.
    Tại Công ty, công tác kế toán tuy có những ưu điểm lớn như trên nhưng vẫn còn tồn tại vướng mắc chưa hợp lý, nếu khắc phục được sẽ giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Công ty. Sau khi tìm hiểu thực tế tại công ty kết hợp với những kiến thức đã được học ở trường, mặc dù còn nhiều hạn chế về thời gian và trình độ bản thân song để góp phần hoàn thiện hơn nữa việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty em xin mạnh dạn nêu ra một số hướng khắc phục trong công tác kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại công ty.
    * Về kế toán nguyên vật liệu trực tiếp:
    Do đặc điểm là cùng một loại nguyên vật liệu có thể sử dụng để sản xuất ra nhiều sản phẩm nên khi lập “Phiếu lĩnh định mức vật liệu” thì công ty đã lập chung cho các sản phẩm được sản xuất ở cùng một tổ, điều này làm cho việc hạch toán nguyên vật liệu tiêu hao cho từng sản phẩm là khá phức tạp. Nếu tại tổ sản xuất không hạch toán chính xác được lượng nguyên vật liệu tiêu hao cho từng sản phẩm thì sẽ dẫn đến việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sai lệch.
    Ý kiến đề xuất: Để tiện cho việc theo dõi và hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đối với mỗi tổ cũng như đối với bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, Công ty nên lập riêng “Phiếu lĩnh định mức vât liệu” cho từng sản phẩm. Như vậy khi đối chiếu và kiểm tra số liệu cũng sẽ được dễ dàng hơn.
    * Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
    Hiện nay đối tượng tập hợp chi phí nhân công trực tiếp là toàn công ty và tiền lương thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất lại không được phản ánh vào trong “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” để tính giá thành sản phẩm. Việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp một cách tương đối theo mức phân bổ hàng tháng do kế toán căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế, khối lượng sản phẩm nhập kho để quyết định mức chi phí nhân công trực tiếp trong tháng là bao nhiêu với mục đích đảm bảo giá thành có thể chịu được.
    Ý kiến đề xuất: Để phản ánh chính xác giá thành sản phẩm theo đúng chế độ quy định thì việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp nên tập hợp theo từng đối tượng sản phẩm hoặc ít nhất là theo từng phân xưởng sản xuất. Các số liệu thể hiện trên “Bảng phân bổ tiền lương” phải phản ánh đúng thực tế số lượng phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp.
    * Về kế toán chi phí sản xuất chung:
    ở Công ty Dược phẩm Hoàng Hà, chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền được phản ánh vào TK 627- chi phí sản xuất chung. Công ty không mở chi tiết TK 627 cho từng nội dung chi phí như trên mà phản ánh tổng hợp trên các bảng phân bổ, các nhật ký chứng từ. Việc tập hợp chi phí như vậy sẽ không biết được tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng số chi phí sản xuất chung, do đó không kiểm tra được việc sử dụng tiết kiệm hay lãng phí về từng nội dung chi phí nêu trên. Sử dụng tiết kiệm hiệu quả các chi phí sản xuất chung để tạo điều kiện cho việc hạ giá thành sản phẩm.

     
Đang tải...