Luận Văn Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần ba lan –

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BA LAN – NAM ĐỊNH NHỮNG NHẬN XÉT CHUNG TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN BA LAN – NAM ĐỊNH.

    CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BA LAN – NAM ĐỊNH
    NHỮNG NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN BA LAN – NAM ĐỊNH.
    1. Ưu điểm:
    Công ty cổ phần Ba Lan là một công ty hạch toán độc lập, trong những năm qua công ty đã gặp không ít những khó khăn để có một chỗ đứng trên thị trường. Song với sự nỗ lực mang tính toàn diện về mọi mặt, công ty đã vượt qua được nhiều khó khăn. Công ty đã tạo được cho đơn vị mình chữ tín trong lòng khách hàng về mặt số lượng, chất lượng của sản phẩm. Có được kết quả này một phần là nhờ vào công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý sản xuất nói chung và quản lý tốt nguyên vật liệu nói riêng .
    Xuất phát từ việc nhận thức rõ sự ảnh hưởng của chi phí nguyên vật liệu bỏ ra trong kỳ đến giá thành sản phẩm tạo ra, công ty đã rất quan tâm đến công tác quản lý nguyên vật liệu từ khâu mua vào, dự trữ bảo quản đến khâu sử dụng.
    - Ở khâu mua vào: công ty đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ tiếp liệu về từng thư, loại nguêen vật lệu cụ thể do đó đã đảm bảo đượ việc cung cấp dầy đủ kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất, nắm vững phương pháp tổ chức ohân loại hóa đơn, chứng từ một cách kợp lý.
    - Ở khâu dự trữ , bảo quản: xí nghiệp đã xác định được vật liệu dự trữ hợp lý đảm bảo cho sản xuất liên tục, không gây ứ đọng. hệ thông kho tàng được bố trí đầy đủ, thuận tiện và được bảo vệ tốt tránh tình trạng bị thất thoát nguyên vật liệu.
    - Ở khâu sử dụng: Từng nhu cầu sử dụng nguyên vạt liệu ở các phân xưởng sản xuất đều được kiểm tra xét duyệt dựa trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất và định mức tiêu hao. Do đó công ty đã quản lý được nguyên vật liệu đưa vào quá trình sản xuất một cách chặt chẽ, đúng đủ, luôn hướng tới mục tiêu giảm tối đa chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn chát lượng kỹ thuật và số lượng sản phẩm tạo ra.
    - Việc lựa chọn cho công ty một nguồn nhập thích hợp về mặt vị trí địa lý, nguồn nhập luôn phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của nguyên vật liệu mua vào, đã góp phần đáng kể đem lại kết quả hữu ích cho công tác tổ chưc quản lý chung về nguyên vật liệy tại công ty.
    - Về công tác kế toán nguyên vật liệu, kế toán đã thực hiện tương đối đầy đủ từ khâu hoàn chỉnh luân chuyển chứng từ đến khâu ghi chép sổ sách kế toán. Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên rất phù hợp với tình hình thực tế của công ty, đáp ứng được nhu cầu theo dõi thường xuyên sự biến động của vật tư, tiền vốn của công ty một cách cập nhập nhất.
    - Hầu hết hệ thống sổ tài khoản kế toán của công ty sử dụng theo chế đọ mẫu biểu quy định, nhờ đó đã tạo ra sự thống nhất giã các phần hành kế toán trong công ty đáp ứng được yêu cầu quản lý chung.
    Mặc dù công ty chỉ có một phòng kế toán tổng hợp đảm nhận kế toán chung của toàn công ty, nhưng với chức năng nghiệp vụ chuyên môn của mình phòng kế toán đã luôn hoàn thành tốt các công việc được giao. Qua thời gian thực tập tại công ty em nhận thấy rằng công tác kế toán tổ chức nguyên vật liệu đã đạt được những kết quả nhất định, với mong muốn được góp phần hoàn chỉnh hơn trong công tác này, em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến của mình để bổ sung thêm vào phần kế toán nguyên vật liệu tại công ty.
    2. Nhược điểm:
    a. Những tồn tại trong quá trình phân loại nguyên vật liệu:
    Việc phân loại nguyên vậ liệu của công ty. Trên thực tế công ty sử dụng tiêu thức phân loại là: dựa vào mục đích sử dụng của vật liệu cũng như nội dung, quy định phản ánh chi phí vật liệu trên các tài khoản kế toán, do đó chia làm hai lọai:
    - Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm.
    - Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác.
    Với đặc điểm sản xuất của công ty, vật liệu cần dùng cho sản xuất có nhiều chủng loại, mà việc quản lý chia ra làm hai loại như trên thì không nắm chắc được các loại nguyên vật liệu là khác nhau, giá trị sử dụng của mỗi loại vật liệu trong nhóm là như nhau. Ví dụ như trong nhóm nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất thì loại vật liệu có giá trị cao như gạo, malt . và các loại phụ tùng thay thế có giá tri thấp ., đều được tập hợp đồng đều vào tài khoản 152 và được tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, miễn là nó được dùng trực tiếp cho sản xuất. Hơn nữa, sự phân chia này đưa ra yêu cầu quản lý chặt chẽ đối với nhà quản lý nguyên vật liệu là rất khó khăn bởi vì khối lượng, chủng loại nguyên vật liệu là rất lớn, không tách thành những nhóm nhỏ cụ thể được.
    b. Hoàn thiện về trình tự ghi sổ kế toán và lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
    - Về trình tự ghi sổ kế toán:
    Trình tự ghi sổ kế toán của công ty theo hình thứ “chứng từ ghi sổ”
    nhưng công ty không phản ánh các chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ nên trình tự ghi sổ chưa theo đúng quy định của Bộ Tài Chính. Chính vì vậy mà công ty nên thực hiện theo quy định chế độ kế toán hiện hành.
    (Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ – phụ lục 6)
    - Về lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ:
    Hình thức mà công ty áp dụng đó là hình thức kế toán “chứng từ ghi sổ”nhưng thực tế công ty không sử dụng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
    c. thủ tục về lập biên bản kiểm nghiệm vật tư.
    - một số thiếu sót về thủ tục lập biên bản kiểm nghiệm vật tư khi mua hàng về công ty:



     
Đang tải...