Luận Văn Một số ý kiến đế xuất đẩy mạnh công tác kế toán nguyên vật liệu tại nhà máy ô tô hòa bình

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỘT SỐ Ý KIẾN ĐẾ XUẤT ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ HÒA BÌNH

    CHƯƠNG 3
    MỘT SỐ Ý KIẾN ĐẾ XUẤT ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ HÒA BÌNH


    3.1. Nhận xét về tình hình thực trạng tổ chức kế toán nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ và tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ ở Nhà máy ô tô Hòa Bình
    3.1.1. ưu điểm
    Trải qua 51 năm xây dựng trưởng thành và phát triển của Nhà máy ô tô Hoà Bình ngày càng phấn đấu và trưởng thành về mọi mặt như bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất hoạt động kinh doanh, về chỉ tiêu kinh tế tài chính, về trình độ cán bộ nhân viên sản phẩm của Nhà máy đáp ứng nhu cầu của khách hàng về quy cách, mẫu mã, số lượng cũng như chất lượng. Cùng với sự phát triển của Nhà máy, công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ nói riêng không ngừng được củng cố và hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác quản lý trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay. Sổ kế toán, tài khoản kế toán, phương pháp kế toán được điều chỉnh kịp thời do các quy định của Bộ tài chính. Về cơ bản, Nhà máy đã tiến hành kinh tế đầy đủ mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đén mọi chi phí về nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ và phản ánh hệ thống sổ kế toán chi tiết và tổng hợp thể hiện mọi yêu cầu quản lý cao.
    Nhìn một cách tổng thể, công tác kế toán tại Nhà máy ô tô Hoà Bình đã đạt được một số kết quả sau:
    Nhà máy đã có hệ thống kho tàng tương đối tốt, vật tư đã được xếp gọn gành phù hợp với đặc điểm tính chất lý, hoá của từng loại vật tư, cho nên việc quản lý vật tư ở đây không được tôt đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và mỗi kho đều có dấu niêm phong của kho tránh hiện tượng xâm phạm tài sản bên ngoài.
    Khâu thu mua vật tư đảm cho sản xuất về số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách, mẫu mã của Nhà máy tương đối tốt. Nhà máy đã phản ánh tôt việc xử lý vật tư, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời cho sản xuất tránh tình trạng lãng phí hay thiếu vật tư. Vật tư mua vào được nhập kho và phản ánh đầy đủ trên các sổ kế toán. Trình tự nhập, xuất vật tư ở Nhà máy tiến hành hợp lý, hợp lệ, chi tiết, rỗ ràng. Việc vào sổ sách theo dõi tình hình nhập, xuất vật tư được tiến hành thường xuyên, đầy đủ, số liệu giữa thủ kho và kế toán luôn được đối chiếu, so sánh nên những sai sót đều được phat hiện kịp thời. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được thự hiện trên các sổ tổng hợp liên quan.
    Nhà máy đã lựa chọn phương pháp đánh giá vật tư phù hợp đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình. Đồng thời đáp ứng nhu cầu quản lý vật tư, phản ánh chính xác nguyên giá trị vật liệu xuất dùng để xác định được chi phí nguyên vật liệu trong kế toán, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
    kế toán vật tư đã vận dụng tài khoản kế toán một cách phù hợp để theo dõi sự biến động của vật tư, đảm bảo luân chuyển chứng từ khoa học hạn chế việc ghi chép trùng lập nhưng vẫn đảm bảo nội dung hạch toán.
    Nhà máy có chế đọ thưởng phạt một cách hợp lý đối với công nhân trực tiếp sản xuất nhằm khuyến khích sử dụng vật tư một cách tiết kiệm, có hiệu quả.
    Ngoài ra bộ máy quản lý cũng như bộ máy kế toán của Nhà máy được sắp xếp, bố trí một cách gọn nhẹ và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau từ trên xuống dưới cũng như công tác qua lại giữa các cá nhân, bộ phân cùng sản xuất với nhau. Điều đó giúp cho lãnh đạo Nhà máy thuận tiện trong việc quản lý, giám sát đồng thời giữa các bộ phận có sự kiểm ta đôn đốc lẫn nhau.
    3.1.2. Nhược điểm
    Bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác kế toán vật tư ở Nhà máy vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải tiến hành và hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu quản lý trong nền kinh tế thị trường, cụ thể là:
    o Thứ nhất: ở Nhà máy ô tô Hoà Bình chưa có sổ danh điểm vật tư trong khi đó vật tư ở Nhà máy gồm rất nhiều loại, nhiều thứ, nhiều quy cách khác nhau khó có thể nhớ được hết. Mặc ở Nhà máy đã tạo lập được bộ mã vật tư để phục vụ công tác quản lý nhưng việc xây dựng ssỏ danh điểm vật tư sẽ giúp cho kế toán theo dõi được từng vậttư một cách dễ dàng và chặt chẽ hơn.
    o Thứ hai: Do Nhà máy sản xuất với quy mô lớn nên lượng vậttư nhập kho tương đối lớn song ở Nhà máy không thành lập ban kiểm nghiệm vật tư mà chỉ do người mua kiểm tra trước khi mua và thủ kho kiểm tra trước tkhi nhập kho, do đó mua vật tư không được kiểm tra tỷ mỉ khách quan về số lượng, chất lượng cũng như về chủng loại. Điều này có thể dẫn đến tình trạng vật tư nhập kho không đảm bảo đúng quy cách phẩm chất.
    o Thứ ba: Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật liệu nên tiến hành ghi chép tổng hợp riêng cho từng loại vật liệu chính, phụ, nhiên liệu, việc ghi chép cho từng loại sẽ thuận lợi cho việc tổng hợp số liệu để ghi sổ kế toán tổng hợp.
    o Thứ tư: Đối với thủ tục xuất kho vật tư dùng sản xuất trên cơ sở viết phiếu yêu cầu cấp vật tư cho bộ phận sản xuất gửi lên phòng kế hoạch vật tư, phòng kế hoạch vật tư đã xác định số cấp cho bộ phận sản xuất đồng thời viết phiếu cấp vật tư lên kho và phòng kế toán viết phiếu xuất kho vật tư. Như vậy, đã làm thủ tục xuât kho cồng kênh, trùng lập, khối lượng công việc nhiều lên.
    o Thứ năm: Sổ chi tiết tài khoản của Nhà máy không phản ánh được đơn giá, số lượng cũng như quy cách của loại vật tư do đó việc quản lý vật tư là hết sức khó khăn và mất nhiều thời gian.
    o Thứ sáu: Về việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Tại Nhà máy vật tư sử dụng trong quá trình sản xuất có nhiều chủng loại rất phong phú đa dạng. Thêm vào đó giá cả thị trường lại luôn biến động nhưng hiện tại Nhà máy không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
    o Thứ bảy: kế toán chi tiết vật tư tại Nhà máy không sử dụng “Bảng luỹ kế nhập- xuất- tồn”. Các chứng từ nhập, xuất kho được đối chiếu trực tiếp với thẻ kho. Điều này gây kho khăn làm mất nhiều thời gian của công tác kế toán. Đồng thời còn làm việc ghi chép giữa thủ kho và phòng kế toán trùng lặp.
    o Thứ tám: Về việc theo dõi hạch toán phế liệu thu hồi. tại Nhà máy phế liệu thu hồi khong được làm thủ tục nhập kho. Trong kho có tất cả phế liệu thu hồi của Nhà máy như sắt, phoi gang đều có thể tận dụng được. Phế liệu ở Nhà máy thu hồi được chỉ để vào kho, không được phản ánh trên giấy tờ sổ sách về số lượng cũng như giá trị. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng hao hụt, mất mát phế liệu làm thất thoát nguồn thu của Nhà máy.
    o Thứ chín: Hiện nay trình độ khoa học kỹ thậu ngày càng phát triển việc áp dụng công nghệ thông tin ngày càng nhiều song việc áp dụng công nghệ thông tin ở Nhà máy vẫn còn nhiều hạn chế.

    3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ
    Qua nghiêm cứu trên cả phương tiện lý thuyết và thực tiễn chúng ta có thể thấy rõ vai trò quan trọng của vật tư và tổ chức hạc toán vật tư trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển trong môi trường càng cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Nhà máy ô tô Hoà Bình nói riêng thì mọi biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao lợi nhuận. Hoàn thiện công tác hạch toán vậttư là một trong nhưng yếu tố đáp ứng yêu cầu đó.
    Với xu hướng hội nhập của nền kinh tế nước ta với nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới thì đòi hỏi hệ thống kế toán trong đó kế toán vật tư ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện, phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
    Như vậy, hoàn thiện công tác kế toán vật tư là một yêu cầu cấp bách mà thực tế đang đặt ra không chỉ ở Nhà máy ô tô Hoà Bình mà với tất cả với nhưng doanh nghiệp sản xuất.

     
Đang tải...