Tiểu Luận Một số việc cần làm của các trường đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số việc cần làm của các trường đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên

    PHẦN I : PHÂN BIỆT CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG :
    ISO - 9000; TQM, GMP, HACCP, Q - BASE, VÀ 5 - S

    Chúng ta biết rằng, Mô hình Quản lý Chất lượng là một tập hợp dưới dạng sơ đồ các yếu tố, các giai đoạn và các biện pháp bảo đảm chất lượng. Mối quan hệ hữu cơ giữa chúng tạo thành một cấu trúc chỉnh thể nhằm hình thành và bảo đảm chât lượng tối ưu trong suốt cả chu kỳ sống của sản phẩm, phù hợp với các quan điểm về Quản lý Chất lượng đã lựa chọn.
    Tuy nhiên, thuật ngữ "Quản lý Chất lượng" là một khái niệm mới được áp dụng trong những năm gần đây; khi mà các nhà Quản lý và những người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn về Chất lượng sản phẩm thì "Quản lý Chất lượng" lại càng được nói đến và thực hiện theo nó nhiều hơn. Trong đó, một số Mô hình Quản lý Chất lượng đã và đang được quan tâm nhiều hơn cả là ISO - 9000, TQM, GMP, HACCP, Q - BASE, và 5 - S.
    Nếu xét về phương diện Mục tiêu tự thân của các Mô hình trên đây thì cơ bản là chúng đều giống nhau, song nghiên cứu kỹ hơn về bản chất, chúng ta sẽ thấy vẫn có sự khác biệt. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, căn cứ vào mức độ, phạm vi và lĩnh vực áp dụng, ta có thể chia các Mô hình nói trên thành 3 nhóm:
    - Nhóm 1 gồm : ISO - 9000, TQM, và Q - BASE
    - Nhóm 2 gồm : GMP và HACCP
    - Nhóm 3 gồm : 5 - S

    Sau đây, chúng ta sẽ nghiên cứu lần lượt sự khác biệt trong từng nhóm và sau đó là sự khác biệt giữa các nhóm với nhau.

    I. Nhóm 1 : ISO - 9000, TQM, Q - BASE :
    ISO - 9000 : Mô hình Quản lý Chất lượng dựa theo bộ tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO).
     
Đang tải...