Chuyên Đề Một số vấn đề xã hội và dân sinh ở việt nam từ đổi mới đến nay

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khẳng định một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam hơn 20 năm qua là nhờ thực hiện có hiệu quả chủ trương đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc giải quyết hợp lý những vấn đề xã hội và dân sinh, trong bài viết này, tác giả đã đưa ra và luận giải 3 vấn đề: 1. Thành quả đổi mới và chủ trương chung về vấn đề xã hội và dân sinh; 2. Phát triển bền vững và vấn đề công bằng; 3. Vấn đề người yếm thế trong xã hội: nông dân và người dân tộc thiểu số.

    1. Thành quả đổi mới và chủ trương chung về vấn đề xã hội và dân sinh

    Nhờ công cuộc đổi mới, Việt Nam đã từ một nước nghèo, lạc hậu trở thành một nước đang phát triển nhanh với mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. Bằng con đường đổi mới, các tiềm năng của người dân dần được hiện thực hóa trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và đời sống xã hội. Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới, sự thay đổi rõ nét từ một nền kinh tế lạm phát lớn với đời sống vật chất đầy khó khăn sang một nền kinh tế thị trường năng động, giá cả ổn định, thu nhập của người dân ngày một tăng đã khẳng định sự đúng hướng, cần thiết và tất yếu phải tiến hành đổi mới. Mặc dù tình hình thế giới có nhiều biến động, nhất là biến cố sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu gây ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam, song Việt Nam vẫn có những bước phát triển đáng ghi nhận. Trong lĩnh vực nông nghiệp, ngoài những thành tựu đáng kể về thủy sản, cao su, cà phê , Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Trong thời kỳ đổi mới, sản lượng lương thực có tốc độ phát triển nhanh gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi so với thời kỳ trước đó. Chính vì vậy mà tỷ lệ nghèo đói đã giảm nhanh chóng từ 3/4 xuống dưới 1/4 chỉ sau hai thập kỷ. Tốc độ tăng trưởng GDP cao của Việt Nam cũng thể hiện sự thành công của công cuộc đổi mới.

    Các chỉ số xã hội cũng ngày càng được cải thiện từ sau đổi mới. Việt Nam vốn có tỷ lệ đi học ở bậc tiểu học và trung học cơ sở ở mức cao so với một số quốc gia có thu nhập thấp, song từ sau đổi mới, tỷ lệ này ngày càng đươc gia tăng. Bậc tiểu học gần như đã được phổ cập hoàn toàn. Xóa mù chữ và gia tăng tỷ lệ đi học là thành công nổi bật của ngành giáo dục cũng như của cả xã hội. Số lượng người theo học phổ thông trung học và đại học ngày càng cao, bất chấp nhiều khó khăn do xóa bỏ hệ thống bao cấp giáo dục. Số liệu y tế cũng cho thấy những tiến bộ đáng kể. Tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi giảm nhanh, đạt tỷ lệ tương đương với một số quốc gia phát triển hơn trong khu vực. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 50% năm 1990 xuống còn 30% năm 2002; cơ bản đã thanh toán một số dịch bệnh phổ biến trước đây. Chế độ dinh dưỡng được nâng cao kết hợp với khả năng mua thuốc và một chương trình tiêm chủng sâu rộng đã giúp nâng tuổi thọ trung bình lên mức phổ biến ở các quốc gia có thu nhập trung bình: năm 2000 là 67,8 tuổi; năm 2005 là 71,5 tuổi(1). Các chỉ số phát triển đã nêu trên đây cho chúng ta thấy chỉ số phát triển con người ở Việt Nam cũng đã có những bước tiến đáng ghi nhận. Theo số liệu trong Báo cáo phát triển con người (HDR) của UNDP trong các năm 2001, 2004, 2005, chỉ số phát triển con người của Việt Nam đã có dấu hiệu tăng đáng kể: năm 1990 là 0,610; năm 1995 là 0,649; năm 1997 là 0,664, năm 2000 là 0,686; năm 2002 là 0,691; năm 2003 là 0,704. Để đạt được những thành quả nêu trên, không có cách nào khác, Việt Nam đã lựa chọn một con đường duy nhất là phát triển kinh tế nhanh và bền vững, lấy phát triển kinh tế làm tiền đề cho phát triển con người.

    Sở dĩ đổi mới đem lại những thành công nhanh chóng, một trong những lý do quan trọng là Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam không có mục đích nào khác ngoài mục đích đem lại sự phồn vinh, hạnh phúc cho người dân. Cải cách hệ thống kinh tế, chính trị và dân chủ hoá không phải là mục đích riêng của bất kỳ ai mà nhằm phục vụ cho sự phồn vinh của toàn dân.
    Những chủ trương, chính sách đổi mới và các đột phá lý luận về vấn đề xã hội, dân sinh vừa nảy sinh trực tiếp từ chính cuộc sống, vừa được bắt nguồn từ tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong quá trình tiếp thu, vận dụng chủ nghĩa Mác và tinh hoa văn hóa nhân loại vào trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu cuối cùng, cao nhất của cách mạng. “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...