Luận Văn Một số vấn đề về xuất khẩu lao động ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số vấn đề về xuất khẩu lao động ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp
    LỜI MỞ ĐẦU


    Giải quyết việc làm cho người lao động là một mục tiêu quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Với chủ trương giải quyết việc làm trong nước là chính thì xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa.
    Nước ta bắt đầu đưa lao động và chuyên gia ra nước ngoài làm việc có thời hạn từ năm 1980 với hai thời kỳ khác nhau và hai cơ chế xuất khẩu lao động khác nhau. Giai đoạn thứ nhất từ năm 1980-1990 là thời kỳ thực hiện xuất khẩu theo cơ chế tập trung, lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài thông qua các hiệp định Chính phủ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước tiếp nhận lao động; Giai đoạn thứ hai từ năm 1991 đến nay, thời kỳ nước ta chuyển đổi cơ chế xuất khẩu lao động từ hình thức tập trung trên cơ sở các Hiệp định Chính phủ sang xuất khẩu lao động và chuyên gia theo cơ chế thị trường, cho phép doanh nghiệp được trực tiếp ký kết hợp đồng cung ứng lao động, trực tiếp tuyển chọn, tổ chức đưa người lao động đi, tổ chức quản lý đảm bảo các quyền lợi của người lao động. Chính phủ chỉ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực này.
    Xuất khẩu lao động và chuyên gia ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam, đây là một hoạt động kinh tế đối ngoại đặc thù, góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao tay nghề cho người lao động, tạo một nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước.
    Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xuất khẩu lao động còn gặp phải những khó khăn, thách thức mới. Nhu cầu về việc làm của người lao động và lợi ích quốc gia đòi hỏi Nhà nước và chính bản thân người lao động phải có những cố gắng, giải pháp riêng để không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng chương trình làm việc với người nước ngoài để ngày càng có thêm nhiều thị trường mới để xuất khẩu lao động đạt kết quả cao.
    Từ ý nghĩa đó, em chọn đề tài "Một số vấn đề về xuất khẩu lao động ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp" làm khoá luận tốt nghiệp.
    Trong phạm vi khoá luận này, em đề cập chủ yếu đến hoạt động xuất khẩu lao động dưới hình thức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc của Việt Nam.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận được kết cấu thành 3 chương như sau:
    Chương 1: Lý luận chung về xuất khẩu lao động.
    Chương 2: Thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam.
    Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam.

    MỤC LỤC

    Trang
    Lời mở đầu 1
    Chương 1: Lý luận chung về xuất khẩu lao động 3
    1.1. Một số khái niệm cơ bản 3
    1.2. Xuất khẩu lao động là một tất yếu khách quan 6
    1.2.1. Sự gia tăng dân số, lao động, việc làm ở nước ta trong những năm tới là yêu cầu bức bách phải phát triển xuất khẩu lao động. 6
    1.2.2. Sự phát triển của xuất khẩu lao động từ di cư lao động quốc tế là một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến trên thế giới. 8
    1.2.3. Thị trường lao động quốc tế đối với xuất khẩu lao động Việt Nam hiện nay và trong những năm tới. 10
    1.3. Các hình thức xuất khẩu lao động 13
    1.4. Vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế 15

    Chương 2: Thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam 18
    2.1 Đặc điểm về thị trường lao động và việc làm ở Việt Nam 18
    2.1.1 Số lượng lao động 18
    2.1.2 Chất lượng lao động 19
    2.1. Thực trạng họat động xuất khẩu lao động ở Việt Nam 20
    2.1.1. Giai đoạn 1980- 1990 20
    2.2.2. Giai đoạn từ năm 1991 đến nay. 24
    2.3. Đánh giá chung 29
    2.3.1 Kết quả đạt được 29
    2.3.2. Những hạn chế 37
    2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 39
    Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động xuất khẩu lao động ở việt nam 42
    3.1 Quan điểm chỉ đạo xuất khẩu lao động của Đảng và Nhà nước ta 42
    3.2. Phương hướng và mục tiêu 43
    3.3. Một số giải pháp nhằm mở rộng xuất khẩu lao động ở Việt Nam 44
    3.3.1. Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật 45
    3.3.2. Tổ chức tốt hoạt động Marketing về xuất khẩu lao động đối với thị trường ngoài nước 46
    3.3.3. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý lĩnh vực xuất khẩu lao động 48
    3.3.5. Chuẩn bị tốt lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động quốc tế 51
    3.3.6. Sử dụng và phát huy tốt khả năng của số lao động trở về sau khi hết hợp đồng ở nước ngoài 53

    Kết luận 55
    Tài liệu tham khảo 56
     
Đang tải...