Tiểu Luận Một số vấn đề về xử lý vi phạm xây dựng nhà ở - Tại khu dân cư đô thị

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề hiệu quả, hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước nói chung và chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) nói riêng luôn đòi hỏi tình huống đồng bộ từ thể chế, cơ cấu tổ chức, vv đến cơ chế vận hành nhằm đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch và trách nhiệm cao về các quyết định hành chính hay hành vi hành chính của cán bộ, công chức, người có thẩm quyền khi thực thi hoạt động công vụ. Đặc biệt, trong các lĩnh vực quản lý mang tính nhạy cảm, có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân càng đòi hỏi hoạt động quản lý nhà nước ở cơ sở phải hướng vào dân cư, xuất pháp từ nhu cầu và lợi ích thiết thực của cộng đồng dân cư ở địa phương. Song, thực trạng về tính thụ động, trông chờ, ỷ lại hay những biểu hiện của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vv đang là những trở ngại lớn cho hiệu quả và hiệu lực của quản lý nhà nước hiện nay, nhất là trong quản lý nhà nước về xây dựng ở chính quyền cơ sở đô thị.
    Thực tế công tác xây dựng pháp triển nhà ở đô thị nước ta trong những năm qua cho thấy:
    - Tình trạng quản lý về xây dựng ở các cấp chính quyền địa phương còn nhiều yếu kém, chưa quan tâm chú ý đầu tư và tập trung nguồn lực cho công tác lập, phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị;
    - Việc quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch được duyệt như công bố, công khai, tuyên truyền, triển lãm đối với các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị được duyệt đến mọi tổ chức, công dân còn chưa tuân theo quy định của pháp luật về xây dựng hiện hành dẫn đến tình trạng khi thỏa thuận quy hoạch xây dựng cho từng công trình, từng dự án cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư xây dựng còn gặp nhiều khó khăn, thiếu cơ sở, khi thực hiện việc thẩm định thiết kế cơ sở công trình xây dựng thiếu căn cứ;
    - Việc cấp Giấy phép xây dựng, một số quy định về thu hồi đất, giao đất còn chưa thực sự phù hợp với các loại hình dự án làm ảnh hưởng tới quá trình xây dựng và phát triển đô thị;
    - Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng đô thị chưa nghiêm và chưa kịp thời, các chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để ngăn ngừa dẫn đến tình trạng xây dựng không phép, sai phép còn phổ biến. Công tác cải cách hành chính trong quản lý xây dựng đô thị tại một số địa phương còn chưa chú trọng, đặc biệt là việc cải cách thủ tục hành chính và thực hiện phân cấp quản lý xây dựng, cán bộ ở cấp cơ sở còn thiếu trình độ, năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, vv
    Với các lý do trên, để nâng cao năng lực quản lý nhà nước, trong đó xác định rõ tính trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng, là một cán bộ quản lý tôi rất trăn trở việc xây vi phạm xây dựng nhà ở trong đô thị, vì vậy tiểu luận của tôi được xác định với nội dung: “Một số vấn đề về xử lý vi phạm xây dựng nhà ở - Tại khu dân cư đô thị” làm nội dung cơ bản để viết bài tiểu luận cuối khóa.



    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Nghị quyết số 17 ngày 1/8/2007 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Bộ máy nhà nước;
    2. Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
    3. Chỉ thị số 14/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/6/2007 về tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng tại các đô thị;
    4. Nghị định của Chính phủ số 13/2008/QĐ-CP ngày 4/2/2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    5. Nghị định của Chính phủ số 14/2008/NĐ-CP ngày 4/2/2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
    6. Nghị định số 46/2005/NĐ-CP ngày 6/4/2005 về tổ chức hoạt động của Thanh tra xây dựng;
    7. Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 1/12/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị;
    8. Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg ngày 18/6/2007 thí điểm thành lập thanh tra xây dựng quận, huyện và thanh tra xây dựng xã, phường, thị trấn của Thủ tướng Chính phủ;
    9. Thông tư liên tịch số 20/2008/TTLT-BXD-BNV ngày 16/12/2008 về việc Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng./.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...