Tiểu Luận Một số vấn đề về xây dựng Luật Phòng, chống khủng bố

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Khủng bố là một trong những loại hành vi đặc biệt nguy hiểm, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của con người và đe doạ nghiêm trọng đến an ninh, trật tự của các quốc gia và cả cộng đồng quốc tế. Trong những năm gần đây, hoạt động khủng bố có xu hướng gia tăng với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi và tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng, khủng bố có tổ chức xuyên quốc gia đang trở thành thách thức lớn đối với hoà bình, an ninh quốc tế. Vì vậy, hợp tác đấu tranh phòng, chống khủng bố là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Do tính chất nguy hiểm và phạm vi hoạt động xuyên quốc gia của tội phạm khủng bố nên một trong những biện pháp hữu hiệu mà cộng đồng quốc tế rất quan tâm là xác lập cơ sở pháp lý quốc tế cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm khủng bố. Đến nay, đã có hơn mười điều ước quốc tế đa phương về chống khủng bố quốc tế1.
    Bên cạnh đó còn một số văn kiện pháp lý quốc tế của Liên hợp quốc như Tuyên bố bổ sung về các biện pháp thanh toán khủng bố quốc tế năm 1994; ba nghị quyết và ba tuyên bố về khủng bố quốc tế (sau sự kiện ngày 11/9/2001 tại New York, Hoa Kỳ) . và một số điều ước khu vực, như Công ước châu Âu về trừng trị khủng bố năm 1977, Công ước chống khủng bố của Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) năm 2002, Công ước ASEAN về chống khủng bố năm 2007.
    Là một thành viên của Liên hợp quốc, có truyền thống tôn trọng và yêu chuộng hoà bình, với mong muốn góp phần vào việc ổn định an ninh quốc tế, thời gian qua Việt Nam đã tham gia hầu hết các điều ước quốc tế đa phương của Liên hợp quốc về chống khủng bố2, bao gồm: Công ước năm 1963 về các tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay; Công ước năm 1970 về trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay; Công ước năm 1971 về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng; Công ước năm 1973 về ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm chống lại những người được hưởng bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao; Nghị định thư năm 1988 về trừng trị các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế; Công ước năm 1988 về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hành trình hàng hải; Công ước năm 1988 về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn của những công trình cố định trên thềm lục địa; Công ước quốc tế năm 1999 về trừng trị việc tài trợ cho khủng bố; Công ước quốc tế về chống khủng bố hạt nhân (Công ước này chưa có hiệu lực).
    Việt Nam đang tích cực nghiên cứu khả năng gia nhập bốn điều ước quốc tế còn lại và đã ký kết Công ước của ASEAN về chống khủng bố. Đồng thời, Chính phủ Việt Nam, Bộ Công an Việt Nam đã ký nhiều hiệp định, thoả thuận song phương về hợp tác phòng, chống khủng bố; trong đó phải kể đến hơn 10 hiệp định tương trợ tư pháp, dẫn độ .
     

    Các file đính kèm:

    • l2-.doc
      Kích thước:
      75.5 KB
      Xem:
      0
Đang tải...