Tiểu Luận Một số vấn đề về vốn và đầu tư

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số vấn đề về vốn và đầu tư
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VỐN VÀ ĐẦU TƯ

    Bùi Bá Cường - Bùi Trinh
    1. Những vấn đề chung về vốn đầu tư
    Sachs - Larrain (1993) định nghĩa tổng quát về đầu tư như: "Đầu tư là phần sản lượng được tích luỹ để tăng năng lực sản xuất trong thời kỳ sau của nền kinh tế". Sản lượng ở đây bao gồm phần sản lượng được sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài - theo luồng sản phẩm; đối với loại sản phẩm hữu hình như nhà cửa, công trình XDCB, máy móc thiết bị .hay các sản phẩm vô hình như bằng phát minh sáng chế, phí chuyển nhượng tài sản Cũng theo Sachs - Larrain, 1993 Tài sản cố định trong nền kinh tế tại một thời điểm nào đó được định nghĩa bằng tổng các đầu tư qua các năm, tính đến thời điểm đó. Trong thực tế, để tính toán giá trị tài sản tại một thời điểm nào đó người ta cộng tất cả các đầu tư trước đó, rồi trừ đi khấu hao hàng năm. Nhưng việc xác định giá trị của tài sản tại một thời điểm nào đó là một việc khó khăn, vì một số loại tài sản không có giá trên thị trường, hoặc giá cả trên thị trường không phản ánh đúng thực chất của giá trị tài sản.
    Theo Hệ thống tài khoản quốc gia thì chi tiêu cho giáo dục không được xếp vào chi đầu tư. Nhưng nhiều nhà kinh tế, đặc biệt các nhà nghiên cứu về bền vững cho rằng chi cho giáo dục là một dạng đầu tư - đầu tư vốn con người (human capital). Đầu tư cho giáo dục cũng nhằm làm tăng năng lực sản xuất của tương lai, vì khi con người được trang bị kiến thức tốt hơn sẽ làm tăng hiệu quả và năng suất. Phải chăng đây là khiếm khuyết của SNA trong tính toán chỉ tiêu đầu tư ?
    Về đối tượng đầu tư: Trong nền kinh tế, tài sản tồn tại dưới nhiều hình thức và vì vậy cũng có nhiều loại đầu tư; có ba loại đầu tư chính sau đây:
    + Đầu tư vào tài sản cố định: bao gồm đầu tư vào nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải .Đầu tư dưới dạng này chính là đầu tư để nâng cao năng lực sản xuất (productive capacity). Khả năng đạt được tốc độ tăng trưởng cao hay thấp phụ thuộc vào loại đầu tư này.
    + Đầu tư vào tài sản lưu động: Tài sản lưu động bao gồm nguyên vật liệu thô, bán thành phẩm và thành phẩm tồn kho. Như vậy lượng đầu tư vào tài sản lưu động là sự thay đổi về khối lượng của các nhóm hàng hoá nêu trên trong một thời gian nhất định.
    + Xét trên tầm vĩ mô của nền kinh tế, có một dạng đầu tư tài sản cố định rất quan trọng, đó là đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Đặc điểm của loại đầu tư này là cần một lượng vốn lớn, lâu thu hồi vốn. Tuy nhiên, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác trong nền kinh tế.
    Theo Hệ thống tài khoản quốc gia của Việt Nam thì tài sản cố định được phân thành 2 loại tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Tài sản cố định hữu hình được chia ra: 1. Nhà cửa, vật kiến trúc; 2. Máy móc, thiết bị; 3. Phương tiện vận tải; 4. Súc vật làm việc, súc vật cho sản phẩm; 5. Cây lâu năm cho sản phẩm. Tài sản lưu động được chia thành: 1. Hàng mua đang đi trên đường; 2. Nguyên liệu, vật liệu; 3. Công cụ dụng cụ; 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang; 5. Thành phẩm tồn kho; 6. Hàng hoá tồn kho; 7. Hàng gửi đi bán.
    Về nguồn vốn đầu tư: Nếu xét trên phương diện vĩ mô nền kinh tế, nguồn vốn đầu tư bao gồm 2 loại chính: Nguồn từ tiết kiệm trong nước và nguồn vốn từ nước ngoài. Nguồn nước ngoài đưa vào dưới dạng đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, các khoản vay nợ, viện trợ, kiều hối .Có thể chia nguồn vốn đầu tư thành hai loại: Đầu tư của khu vực doanh nghiệp và đầu tư của cá nhân (gọi tắt là khu vực doanh nghiệp); Đầu tư của khu vực nhà nước.
    Nguồn đầu tư của khu vực doanh nghiệp: Về mặt lý thuyết thì nguồn đầu tư của khu vực doanh nghiệp (Ip) được hình thành từ tiết kiệm của khu vực phi tài chính và của khu vực hộ gia đình (Sp) và nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Fp):
    Ip = Sp + Fp (1)
    Sp = Yp - Cp (2)
    Trong đó:
    Yp là thu nhập khả dụng
    Cp là tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình.
    Về lý thuyết nguồn tiết kiệm trong khu vực phi tài chính và khu vực hộ gia đình là nguồn chủ yếu trong nền kinh tế. Tuy nhiên ở Việt Nam lượng tiết kiệm (trao đổi) không qua hệ thống ngân hàng mà được cất giữ dưới dạng tiền mặt, vàng, US$ khá nhiều.
    Nguồn đầu tư của khu vực nhà nước: nguồn đầu tư của khu vực nhà nước (Ig) được xác định theo quan hệ sau:
    Ig = PSBR + (T - Cg) + Fg (3)
    Trong đó: PSBR là khả năng đi vay của chính phủ; T là các khoản thu của nhà nước, Cg là các khoản chi tiêu của chính phủ không kể đầu tư; (T - Cg) là tiết kiệm của nhà nước; Fg là các khoản viện trợ từ nước ngoài thuần.
    Từ quan hệ trên có thể nhận thấy đầu tư của khu vực nhà nước hình thành từ ba nguồn: Khả năng huy động vốn của khu vực nhà nước, hình thức huy động vốn này được thực hiện bằng việc phát hành trái phiếu, kỳ phiếu .; tiết kiệm của khu vực nhà nước, khoản này bằng các khoản thu của ngân sách nhà nước trừ đi các khoản chi thường xuyên; Nguồn vốn từ nước ngoài (thường là dưới dạng viện trợ hoặc vay nợ).
    2. Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế
    2.1. Tốc độ tăng đầu tư và tốc độ tăng trưởng kinh tế.
    Đầu tư tác động lên tăng trưởng kinh tế ở cả hai mặt; tổng cung và tổng cầu. Yếu tố đầu tư là một nhân tố của hàm tổng cầu có dạng:
    Y = C + I + G + X - M (4)
    Trong kinh tế vĩ mô cũng như trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) Y là GDP; C là tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình; I là đầu tư; G là chi tiêu dùng của nhà nước; X là xuất khẩu và M là nhập khẩu.
    Từ quan hệ trên ta thấy khi đầu tư (I) tăng sẽ trực tiếp làm tăng GDP. Theo Keynes thì khi đầu tư tăng một đơn vị thì sẽ làm cho GDP tăng hơn một đơn vị.
    Trong thực tế thì mức độ của ảnh hưởng trên còn tuỳ thuộc vào năng lực cung của nền kinh tế. Nếu năng lực cung hạn chế thì việc gia tăng tổng cầu, với bất kỳ lý do nào chỉ làm tăng giá mà thôi, sản lượng thực tế không tăng là bao. Ngược lại, nếu năng lực sản xuất (cung) dồi dào thì gia tăng tổng cầu sẽ thực sự làm tăng sản lượng, ở đây lý thuyết của Keynes được khẳng định.
    Các mô hình tăng trưởng đơn giản dạng tổng cung đều nhấn mạnh đến yếu tố vốn trong tăng trưởng. Mô hình Harrod - Domar (Do hai nhà kinh tế Roy Harrod của Anh và Evsey Domar của Mỹ đưa ra vào những thập niên 40 của thế kỷ 20 và được sử dụng rộng rãi cho đến ngay nay) đưa ra mối quan hệ hàm số giữa vốn (ký hiệu K) và tăng trưởng sản lượng (ký hiệu là Y). Mô hình này cho rằng sản lượng của bất kỳ một thực thể kinh tế nào - cho dù là một doanh nghiệp, một ngành hay toàn bộ nền kinh tế - đều phụ thuộc vào số lượng vốn đã đầu tư đối với thực thể kinh tế đó và được biểu diễn dưới dạng hàm:
    Y = K/k (5)
    Với k là hằng số, được gọi là hệ số vốn - sản lượng (Capital - output ratio) (Gillis at al,1992, trang 43), quan hệ trên chuyển sang dạng tốc độ tăng hoặc vi phân ta có:
    Y(t)/Y(t0) = K(t)/Y(t0).1/k (6)
    => k = K(t)/Y(t0)/ Y(t)/Y(t0) (7)
    ở đây: t là năm tính toán
    t0 là năm trước năm tính toán
    Người ta coi Y(t)/Y(t0) chính là tốc độ tăng GDP; K(t)/Y(t0) là tỷ lệ đầu tư của năm tính toán trên GDP của năm trước đó. Điều này có nghĩa để đạt được tốc độ tăng trưởng nào đó thì nền kinh tế phải đầu tư theo một tỷ lệ nhất định nào đó từ GDP; khi chuyển sang dạng tốc độ hệ số k gọi là hệ số ICOR (incremental capital - output ratio); hệ số này cho biết để tăng thêm một đồng GDP thì cần tăng thêm bao nhiêu đồng vốn đầu tư. Có một thời gian rất nhiều người thích sử dụng cách tính ICOR theo công thức này và họ đơn giản lấy Y(t)/Y(t0) là tốc độ tăng trưởng (công bố trong niên giám Thống kê) và họ rất băn khoăn không biết lấy tỷ lệ và giá gì cho phần tử số. Cách tính này là không thực tế đối với Việt Nam do nguồn số liệu không khả thi, ví dụ như họ thường lấy K là vốn từ trong Niên giám Thống kê; khái niệm vốn đầu tư trong Niên giám Thống kê thực ra không phải là vốn theo định nghĩa của các nhà kinh tế, mà cũng không hẳn là đầu tư theo SNA, nó là cái gì thì hiện nay còn đang tranh cãi!
     
Đang tải...