Tiểu Luận Một số vấn đề về: Vận dụng phương pháp tích hợp trong môn ngữ văn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
    Môn Ngữ Văn trước hết là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Ngữ Văn còn là một môn học thuộc nhóm công cụ. Điều đó nói lên mối quan hệ giữa Ngữ Văn và các môn khác. Học môn Ngữ Văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng góp phần giúp học tốt môn Ngữ Văn. Cho nên tự nó cũng toát nên yêu cầu tăng cường tính thực hành giảm lý thuyết gắn với đời sống.
    Xuất phát từ những căn cứ đó, chương trình đã nêu mục tiêu tổng quát của môn ngữ văn: Môn Ngữ Văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường trung học cơ sở: góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ tiếp tục học lên bậc học cao hơn. Đó là những con người có ý tức tự tu dưỡng, biết thương yêu quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ, cho nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó cũng là những người có ham muốm đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tương lai để hướng con người tới các mục tiêu trên thì đối với các môn khác, vấn đề tên gọi tên môn học có lẽ không cần đặt ra, nhưng đối với môn này tên gọi ấy thể hiện một cách nổi bật một trong những điểm cải tiến căn bản của việc xây dựng chương trình lần này là quan điểm tích hợp, nếu trước đây ta thường nói tới ba phân môn :Văn học –Tiếng Việt –Tập làm văn thì hiện nay theo quan điểm tích hợp triệt để ranh giới giữa ba phân môn ấy sẽ còn nữa mà thực sự sáp nhập là một . Cho nên việc giảng dạy theo quan điểm tích hợp không phủ định việc dạy các tri thức, kỹ năng riêng của từng phân môn.Vấn đề là làm thế nào phối hợp các tri thức, kĩ năng thuộc từng phân môn thật nhuần nhuyễn nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn Ngữ Văn .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...