Luận Văn Một số vấn đề về tính và hạch toán khấu hao tài sản cố định hiện nay trong các doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số vấn đề về tính và hạch toán khấu hao tài sản cố định hiện nay trong các doanh nghiệp
    mục lục

    A - Lời mở đầu 1
    B - Nội dung 2

    Chương I. Cơ sở lý luận 2
    I. Hao mòn TSCĐ và khấu hao TSCĐ 2
    1. Hao mòn TSCĐ 2
    2. Khấu hao TSCĐ 2
    II. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo chế độ kế toán hiện hành 2
    1. Phương pháp trích khấu hao 2
    2. Xây dựng thời gian sử dụng TSCĐ 4
    3. Xác định nguyên giá TSCĐ 5
    III. Các phương pháp khấu hao TSCĐ khác trên thế giới 8
    1. Phương pháp khấu hao TSCĐ của Mỹ 8
    2. Phương pháp khấu hao TSCĐ của Pháp 10
    IV. Một số sửa đổi bổ sung của chế độ khấu hao TSCĐ 11
    V. Hạch toán TSCĐ 12
    1. Trình tự hạch toán 12
    2. Hạch toán chi tiết 12
    3. Hạch toán tổng hợp 13
    Chương II - Thực trạng và kiến nghị 17
    C- Kết luận 19


    A - Lời mở đầu

    Trong giai đoạn hiện nay cơ hội hoà nhập vào khu vực và trên thế giới ngày càng mở rộng, khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển là những yếu tố tác động đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cơ chế quản lý kinh tế đã có sự đổi mới sâu sắc và theo đó là hệ thống kế toán Việt Nam cũng ngày càng đổi mới, hoàn thiện và phát triển phù hợp với chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế, góp phần tích cực vào việc tăng cường và nâng cao năng lực quản lý tài chính quốc gia nói chung và quản lý tài chính doanh nghiệp nói riêng.
    Tài sản cố định trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh luôn co sự giảm giá trị (có thể thấy được hoặc không thấy được). Do đó mọi tài sản trong Doanh nghiệp phải được theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao phù hợp với mức hao mòn tài sản, tạo nguồn để tái đầu tư tài sản cố định. Muốn vậy phải lựa chọn phương pháp khấu hao một cách khoa học hợp lý đảm bảo thu lợi nhanh vừa không gây biến động lớn về giá thành và lợi nhuận của doanh nghiệp.
    Qua môn học Kế toán tài chính em muốn nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này nên em chọn đề tài môn học là: "Một số vấn đề về tính và hạch toán khấu hao tài sản cố định hiện nay trong các doanh nghiệp"
    Em xin chân thành cảm ơn sự góp ý tận tình của Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Quang đã giúp em hoàn thành Đề án này.
    Bài viết này của em gồm : 2 chương
    Chương I: Cơ sở lý luận
    Chương II: Thực trạng và kiến nghị

    B - Nội dung
    Chương I: Cơ sở lý luận

    I. Hao mòn TSCĐ và KHTSCĐ
    1. Hao mòn TSCĐ (HMTSCĐ)
    - Khái niệm: Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tựnhiên, do tiến bộ kỹ thuật trong quá trình hoạt động của TSCĐ.
    - Phân loại: được chia làm 2 loại:
    + Hao mòn hữu hình
    + Hao mòn vô hình
    a) Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ sát, bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận. Hao mòn hữu hình có thể diễn ra hai dạng dưới đây:
    - Hao mòn dưới dạng kỹ thuật xảy ra trong quá trình sử dụng.
    - Hao mòn do tác động của thiên nhiên không phụ thuộc vào việc sử dụng. Do dó sự hao mòn hữu hình nên tài sản mất dần giá trị và giá trị sử dụng lúc ban đầu, cuối cùng phải thay thế bằng một tài sản khác.
    b) Hao mòn vô hình: là sự giảm dần về giá trị tài sản cố định do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà TSCĐ được sản xuất ra ngày càng có nhiều tính năng và năng suất cao hơn. Trong một nền kinh tế càng năng động, càng phát triển thì tốc độ hao mòn càng nhanh. Vì vậy, đòi hỏi trước hết của các doanh nghiệp Nhà nước phải có một chính sách hợp lý về quản lý và trích khấu hao, như thế mới đảm bảo cho doanh nghiệp có thể đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
    Hao mòn TSCĐ là một phạm trù khách quan, muốn xác định giá trị hao mòn của TSCĐ nào đó thì cơ sở có tính khách quan nhất là thông qua giá cả thị trường. Tức là phải so sánh giá cả của TSCĐ cũ với TSCĐ mới cùng loại. Tuy nhiên, TSCĐ được đầu tư mua sắm là để sử dụng lâu dài cho quá trình sản xuất kinh doanh, do vậy các doanh nghiệp không thể xác định giá trị hao mòn TSCĐ theo phương pháp nói trên.
     
Đang tải...