Tiểu Luận Một số vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Theo quan điểm của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới: Trí tuệ là tài sản vô giá của mỗi quốc gia, là nguồn gốc của mọi của cải vật chất trong xã hội. Quốc gia nào biết nuôi dưỡng và phát huy năng lực trí tuệ thì quốc gia đó sẽ phát triển độc lập và hưng thịnh. Do vậy, bảo vệ sản phẩm trí tuệ thông qua quyền sở hữu trí tuệ trở thành vấn đề quan tâm không chỉ riêng một quốc gia mà là của nhiều quốc gia trên thế giới.
    Chúng ta biết rằng trên thế giới việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã được đặt ra từ rất sớm. Năm 1962 nước Anh đã có Luật Patent, 1883 công ước Pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp ra đời, năm 1886 công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật được ký kết - đánh dấu những giao kết đầu tiên trong thỏa thuận quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Sau đó tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) được thành lập, tổ chức thương mại thế giới WTO ra đời và hiệp định Trips về quyền sở hữu trí tuệ đã được tất cả các quốc gia thành viên WTO thừa nhận hiệu lực. Những sự kiện điển hình đó đã cho phép chúng ta khẳng định rằng: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một vấn đề vô cùng quan trọng và cần được thực hiện thống nhất ở các quốc gia trên thế giới.
    Đối với nước ta ngay từ những năm 80 của thế kỷ 20, đã nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tuy nhiên trong giai đoạn phát triển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp thì vấn đề sở hữu trí tuệ cũng chưa được đề cập nhiều, bởi hầu hết các sản phẩm sở hữu trí tuệ đều là của nhà nước; do vậy những tranh chấp liên quan đến lĩnh vực này cũng ít xẩy ra. Đến giai đoạn phát triển kinh tế thị trường thì sản phẩm trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng. Nhiều vụ tranh chấp về sở hữu trí tuệ diễn ra phổ biến và phức tạp. Trong khi đó hệ thống pháp luật có liên quan đã bộc lộ nhiều bất cập dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện và giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ.
    Hơn nữa hôm nay sự "lớn mạnh" của đất nước Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế phát triển chung của toàn cầu. Điều này đã được Đảng khẳng định tại Văn kiện Đại hội IX "mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập đảm bảo thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA, APEC, hiệp định thương mại Việt - Mỹ tiến tới gia nhập WTO ."[SUP]([/SUP][SUP]1)[/SUP]. Trong những cam kết ấy vấn đề sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề căn bản và then chốt.
    Bước sang thế kỷ XXI kinh tế tri thức ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất, chúng ta phải "khuyến khích tạo điều kiện cho mọi chủ thể, nghiên cứu tái tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, công bố, chuyển giao, chuyển nhượng kết quả nghiên cứu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, khuyến khích phát triển thị trường khoa học công nghệ ."[SUP]([/SUP][SUP]2)[/SUP]. Điều đó có nghĩa rằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một nội dung để phát triển kinh tế tri thức. Muốn thực hiện được chủ trương đó nhiệm vụ trước mắt chúng ta phải hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho mọi chủ thể khi tham gia lĩnh vực này.
    Từ những lý do trên, vấn đề sở hữu trí tuệ đang đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, phân tích để tìm ra bước đi và cách làm phù hợp với thực tiễn kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết trong tiến trình hội nhập.
    Mục lục:
    I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
    1. Khái niệm về sở hữu trí tuệ
    1.1. Khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ
    2. Ý nghĩa của việc bảo hộ pháp lý đối với quyền sở hữu trí tuệ
    II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
    1. Thực trạng pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam hiện nay
    2. Thực trạng tình hình thi hành pháp luật về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
    3. Giải pháp
    KẾT LUẬN

    Sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực mới của pháp luật Việt Nam. Tuy sản phẩm trí tuệ là loại tài sản vô hình nhưng giá trị rất lớn và ngày càng quan trọng đối với từng tổ chức, cá nhân và đối với mỗi quốc gia. Chính vì vậy, công tác bảo hộ bằng pháp luật đối với giá trị của sự sáng tạo cần phải được mọi nhà nước quan tâm hơn.
    Trước tình trạng pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam hiện hành có nhiều bất cập, cùng với thực trạng thực hiện pháp luật ở lĩnh vực này chưa thật sự nghiêm minh, vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ còn xẩy ra ở mọi nơi, mọi lúc, mọi sản phẩm; hơn nữa vấn đề sở hữu trí tuệ lại đang là mối quan tâm của tất cả các đối tác, các quốc gia, các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình giao lưu kinh tế quốc tế với Việt Nam thì việc hoàn thiệnpl về sở hữu trí tuệ là một yêu cầu hết sức cấp bách.
    Hiện nay các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đang gấp rút xây dựng Luật sở hữu trí tuệ nhằm tạo ra một môi trường pháp lý ổn định cho mọi chủ thể khác tham gia vào lĩnh vực này. Nhưng một điều cũng không kém phần quan trọng đang được đặt ra là: khi đã có một hệ thống pháp luật đầy đủ, phù hợp thì vấn đề thực thi pháp luật như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất. Rõ ràng trách nhiệm đó không chỉ thuộc về các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các chủ thể sở hữu trí tuệ mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội và của mỗi chúng ta./.

    [HR][/HR]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...