Chuyên Đề Một số vấn đề về quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng công ty Hàng hải Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số vấn đề về quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
    PHẦN MỞ ĐẦU
    Các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp luôn có mối quan tâm hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Tất nhiên họ còn quan tấm đến nhiều mục đích khác nhau như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp nhiều sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ với chi phí thấp, đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường . Tuy nhiên, một doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được các mục tiêu này nếu đáp ứng được hai thử thách sống còn và là hai mục tiêu cơ bản: kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Chính vì vậy đã đến lúc họ phải tập trung sự chú ý nhiều hơn vào việc quản lý và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn của mình. Bởi vì vốn là một trong hai yếu tố quan trọng quyết định sản xuất và lưu thông hàng hoá. Do vậy bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm đến vấn đề tạo lập vốn, quản lý và sử dụngvốn sao cho có hiệu quả nhất nhằm đem lại lợi nhuận nhiều nhất.
    Trước kia trong thời kỳ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đại bộ phận các doanh nghiệp quốc doanh ra đời và hoạt động trong điều kiện nhà nước giao vốn, bao cấp về giá, sản xuất và tiêu thụ theo đơn đặt hàng của Nhà nước, lãi nhà nước thu, lỗ nhà nước bù . do đó doanh nghiệp chẳng mấy quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn, thậm chí có doanh nghiệp "lỗ giả lãi thật" để được nhà nước bù lỗ chênh lệch, chạy đua thành tích. Tình trạng doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn kém hiệu quả so với các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế khác biểu hiện rất rõ rệt trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay khi mà đất nước ta đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN "các DNNN không còn được bao cấp về giá và vốn, phải chủ động kinh doanh với quyền tự chủ đầy đủ, đảm bảo tự bù đắp chi phí, nộp thuế đầy đủ và có lãi ." Theo tinh thần đó nhà nước tạo hành lang pháp lý, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải gắn với thị trường, bám sát thị trường, tự chủ trong sản xuất kinh doanh và về vốn. Bởi vậy một vấn đề nổi lên trong nền kinh tế là phải khai thác được vốn, bảo toàn và phát triển đồng vốn. Do đó tất cả các quyết định sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp phải được phân tích trên cơ sở hiệu quả đồng vốn bỏ ra.
    Trong lĩnh vực hàng hải có rất nhiều các công ty ở cả trong nước và trên thị trường quốc tế. Do vậy sự tồn tại hữu ích luôn bị đe doạ bởi cuộc cạnh tranh giành thị trường vận tải hàng hoá, dịch vụ hàng hải ngày càng đi vào chiều sâu và sôi động. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là một trong những Tổng Công ty nhà nước thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển ngành hàng hải theo hướng phát triển kinh tế đất nước, cung ứng ra thị trường dịch vụ vận tải biển, khai thác cảng, sửa chữa tàu biển, đại lý môi giới và các dịch vụ hàng hải khác với chất lượng cao. Với nhiệm vụ nặng nề như vậy việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trở thành vấn đề thường liên của ban lãnh đạo và toàn bộ cán bộ công nhân viên. Nếu chúng ta không đề ra những giải pháp kịp thời để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì Tổng Công ty sẽ khó đứng vững trong môi trường cạnh tranh quốc tế. Với tất cả những lý do trên minh chứng cho tính bức thiết của đề tài: "Một số vấn đề về quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam"
    Hướng nghiên cứu là kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Từ việc khảo sát tình hình thực tế của Tổng Công ty qua các năm, kết hợp với lý luận kinh tế mà cụ thể là lý luận về quản lý, về vốn, về cạnh tranh . để tiến hành phân tích tình hình thực tế của Tổng Công ty. Và qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.
    Với những lý do đó và phương hướng như vậy, luận văn gồm 3 phần như sau:
    Chương I: Vai trò và nội dung của quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở doanh nghiệp sản xuất.
    Chương II: Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng vốn ở Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.
    Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.
    Trước sự thay đổi về chất trong hoạt động của các Tổng công ty Việt Nam, cùng với việc áp dụng đầy đủ chế độ kế toán mới ở doanh nghiệp, vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đã thay đổi sâu sắc cả về phương pháp luận và chỉ tiêu đánh giá. Do đó, tạo nên khó khăn rất lớn trong quá trình nghiên cứu đề tài và mắc những sai sót không tránh khỏi. Vì vậy rất mong sự đóng góp của các thầy, cô giáo.
    Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo và các cô chú cán bộ Cục Hàng hải giúp hoàn thành bài luận văn này.





    MỤC LỤC
    Đề tài: Một số vấn đề về quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở
    Tổng công ty Hàng hải Việt Nam"

    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3
    I/ Vốn và vai trò của vốn trong kinh doanh 3
    1. Khái niệm về vốn sản xuất kinh doanh 3
    2. Vốn cố định 4
    3. Vốn lưu động 6
    II/ Nội dung của hoạt động quản lý vốn trong kinh doanh 9
    1. Nội dung hoạt động quản lý vốn cố định 9
    2. Nội dung hoạt động quản lý vốn lưu động 15
    III/ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh 18
    1. Tình hình sử dụng vốn qua một số chỉ tiêu chung 19
    2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 20
    3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 21
    4. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 22
    5. Mức độ bảo toàn và phát triển vốn 23
    IV/ Các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 24
    1. Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một trong các biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả SXKD 24
    2. Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm 25
    3. Sử dụng hợp lý các nguồn vốn 25
    4. Mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh 27
    5. Tổ chức tốt công tác kế toán và phân tích hoạt động kinh tế 27
    CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN Ở TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM 29
    I/ Quá trình hình thành và phát triển của TCTHHVN 29
    II/ Kết quả hoạt động kinh doanh của TCTHHVN 32
    1. Những thuận lợi và khó khăn của TCTHHVN 32
    2. Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của TCTHHVN 35
    3. Kết quả hoạt động kinh doanh của TCTHHVN 40
    III/ Phân tích hoạt động quản lý vốn kinh doanh của TCTHHVN 42
    1. Vốn và cách thức huy động vốn của TCTHHVN 42
    2. Tình hình quản lý vốn cố định 45
    3. Tình hình quản lý vốn lưu động 52
    IV/ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của TCTHHVN 59
    1. Tình hình sử dụng vốn ở TCTHHVN qua một số chỉ tiêu cơ bản 59
    2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 61
    3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở TCTHHVN 64
    V/ Đánh giá chung công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn ở TCTHHVN 65
    1. Những thành tích của TCTHHVN trong quản lý và sử dụng vốn. 65
    2. Những tồn tại trong quản lý và sử dụng vốn 66
    3. Nguyên nhân của những tồn tại ở TCTHHVN 67
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở TCTHHVN 69
    I/ Những giải pháp cho TCTHHVN 69
    1. Phát huy cơ chế điều hoà vốn trong Tổng Công ty 69
    2. Cải tiến phương pháp khấu hao 71
    3. Thanh lý, bán bớt một số tài sản đã quá cũ hoặc không còn phù hợp với yêu cầu của khách hàng 73
    4. Áp dụng mô hình quản lý tiền mặt MILLER - ORR 75
    5. Hạn chế vốn lưu động bị chiếm dụng nhằm thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay của vốn. 77
    6. Hoàn thiện phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động định mức kỳ kế hoạch sát với nhu cầu thực tế của Tổng công ty 78
    II/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 81
    KẾT LUẬN 85
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
     
Đang tải...