Tài liệu Một số vấn đề về phóng sự của Vũ Trọng Phụng (qua những tác phẩm tiêu biểu)

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số vấn đề về phóng sự của Vũ Trọng Phụng
    (qua những tác phẩm tiêu biểu)











    Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một tài năng độc đáo, một nhà văn lớn, tiêu biểu, có đóng góp và vị trí quan trọng trong văn học sử dân tộc. Cùng với những cây bút nổi tiếng đương thời như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tam Lang, Trọng Long . Vũ Trọng Phụng đã góp phần
    đáng kể tạo nên một dòng văn học hiện
    thực đặc sắc, thúc đẩy và hoàn thiện tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc những thập niên đầu thế kỷ XX. Chỉ với 27 tuổi đời và ngót một thập niên cầm bút ngắn ngủi, bằng năng lực sáng tạo dồi dào, con người bần bạc Vũ Trọng Phụng, cây bút cần mẫn không bao giờ ráo mực Vũ Trọng Phụng đã để lại một di sản văn học đồ sộ với những tác phẩm thực sự đáng khóc và đáng cười (Ngô Tất Tố), trong đó có những cuốn được coi là đỉnh cao có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học (Nguyễn Khải). Hoạt động văn học của Vũ Trọng Phụng trải rộng trên nhiều lĩnh vực: báo chí, truyện ngắn, phóng sự, tiểu thuyết, văn dịch, nghị luận văn học, chính luận . nhưng hai thể loại sở trường và cũng kết tinh những thành tựu lớn của nhà văn là tiểu thuyết và phóng sự. Sinh thời, bạn bè
    đồng nghiệp đã trân trọng khẳng định Vũ Trọng Phụng là một gương mặt lạ trong văn chương Việt Nam, là một tiểu
    thuyết gia xuất sắc, là Ông vua phóng

    sự đất Bắc. ở đây, chúng tôi muốn đi
    sâu tìm hiểu qua những tác phẩm phóng sự đặc sắc của Vũ Trọng Phụng: Cơm thầy cơm cô, Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Lục xì và Một huyện ăn Tết nhằm khẳng định nét riêng độc đáo trong cá tính sáng tạo, cùng những thành công giá trị và đóng góp đáng trân trọng của Vũ Trọng Phụng ở thể loại phóng sự.
    Phóng sự là thể loại luôn gắn bó với những vấn đề thời sự, cấp thiết của đời sống. Bởi thế, để có thể hiểu, lý giải,
    đánh giá được thấu đáo về phóng sự của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi muốn trước hết sơ lược đôi nét bối cảnh xã hội thời Vũ Trọng Phụng sống và sáng tác - những thập niên 20-30 của thế kỷ XX.
    Đó là thời kỳ đấu tranh dân tộc và đấu
    tranh giai cấp diễn ra gay gắt ở Việt Nam, dẫn đến những cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng và ý thực hệ; là thời kỳ Thực dân Pháp chủ trương thực hiện chính sách đàn áp về chính trị, bóc lột về kinhh tế và đầu độc về văn hóa ở Việt Nam; là thời kỳ xã hội thực dân nửa phong kiến Việt Nam đã bộc lộ sâu sắc những mâu thuẫn, suy thoái. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1919-1933 trên phạm vi toàn thế giới đã để lại những hậu quả nặng nề, đẩy các nước thuộc địa vào tình trạng bị khai thác, bóc lột thậm tệ. Giai cấp cần lao vốn đã nghèo khổ
    càng bị đẩy vào tình trạng điêu đứng cơ















    cực, kiệt quệ hơn. Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh do Đảng Cộng sản lãnh đạo nổi lên rầm rộ, nhưng sớm chìm trong bể máu. Phong trào dân chủ vừa dấy lên thổi vào đời sống những tinh thần, những hy vọng mới đã sớm tan vỡ và chính quyền thực dân đã lộ rõ sự mị dân, lừa bịp, giả hiệu. Giai cấp thống trị càng quay lại đàn áp, khủng bố dân chúng dã man hơn. Bị bần cùng hóa ở nông thôn, hàng vạn nông dân ùn ùn kéo nhau ra thành phố tìm kế sinh nhai, mong tìm
    được miền đất hứa, nhưng kết cục lại bị
    đẩy vào một vòng nghèo đói, bần cùng mới. Trong làn sóng Âu hóa, cuộc sống thành thị ngày càng nhốn nháo, càng bộc lộ những sự giả dối, lố bịch, nhơ bẩn. Tất cả quay cuồng, đảo điên đến chóng mặt, biết bao tình huống trớ trêu, biết bao cuộc đời lên voi xuống chó, xuống chó lại lên voi, ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông . Nói như Vũ Trọng Phụng là xã hội vô nghĩa lý, chó đểu .
    Vũ Trọng Phụng sinh trưởng trong một gia đình nghèo khó, nói như Ngô Tất Tố là cái nghèo gia truyền. Trong cuộc mưu sinh, ông sớm phải vật lộn với cuộc sống khốn nạn, phải chứng kiến và hiểu đến đáy cùng thực trạng xã hội khốn nạn, rặt những cái giả dối, những cái bẩn thỉu, chỗ nào cũng đầy mưu cơ, xu nịnh, lừa đảo, chỗ nào cũng có tội ạc và trụy lạc . Những cảnh đời ô trọc, đầy những cái vết thương sâu quảng ô uế, xấu xa đó của xã hội đã khiến Vũ Trọng Phụng ghê tởm và hun
    đúc trong ông một niềm căm uất không
    nguôi. Bởi thế, Vũ Trọng Phụng đã đến với văn chương bằng một quan niệm rạch ròi: Kiên quyết chống lại thứ văn

    chương điêu trá, ông không né tránh mà nhìn thẳng vào sự thật, vào những ung nhọt của cuộc đời, cố gắng nhìn vào nỗi đau của con người, nhìn vào cái tâm địa của loài người, thẳng thắn phơi bày sự thật. Tranh luận với những văn phái lãng mạn cùng thời, Vũ Trọng Phụng đã đanh thép khẳng định quan niệm văn chương của mình: Các ông muốn tiểu thuyết là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi, muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...