Tài liệu Một số vấn đề về phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam trong quá trình hội nhập WTO

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Một số vấn đề về phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam trong quá trình hội nhập WTO

    Lời mở đầu


    Thuỷ sản là một ngành sản xuất vật chất độc lập có đối tượng lao động, phương pháp lao động và lực lượng lao động riêng mang tính chuyên ngành, sản xuất thuỷ sản c̣n là một nghề truyền thống lâu đời ở các quốc gia có nhiều ao hồ và biển. Dưới tác động của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, các công cụ lao động của ngành thuỷ sản cũng được cải tiến và hoàn thiện, công nghệ mới được áp dụng trong công nghiệp khai thác, chế biến thuỷ sản. Đồng thời công nghệ sinh học hiện đại cũng đă thúc đẩy nhanh chóng nghề nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) với các giống loài mới có giá trị kinh tế cao.
    Ở Việt Nam ngành thuỷ sản có vị trí kinh tế - xă hội quan trọng. Thuỷ sản hiện đang cung cấp nguồn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, đảm bảo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động và góp phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu nước nhà. Phát triển sản xuất thuỷ sản gắn liền với việc xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là ở vùng cao, vùng sâu
    Với tiềm năng to lớn để phát triển thuỷ sản cùng với việc chủ động tiếp cận thị trường, thực hiện công cuộc đổi mới trong quản lư và sản xuất kinh doanh thuỷ sản, chúng ta đă đạt được những thành tựu đáng kể, giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đă đạt được 2,24 tỷ USD vào cuối năm 2003, tiếp tục đứng thứ 3 về giá trị kim ngạch xuất khẩu của đất nước, ngày càng trở thành nguồn thực phẩm cung cấp protein quan trọng và ngày càng tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho nguời lao động góp phần cải tạo bộ mặt nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên những kết quả đạt được của ngành thuỷ sản chưa thực sự vững chắc và tương xứng với tiềm năng phát triển.

    Trong bối cảnh thương mại hoá và hội nhập ngày nay, thuỷ sản Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và các rào cản thương mại. Để thuỷ sản ngày càng phát triển trong xu thế hội nhập nhất là khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) th́ đ̣i hỏi phải có những biện pháp, hướng đi thich hợp. Chính v́ vậy em đă chọn đề tài “Một số vấn đề về phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam trong quá tŕnh hội nhập WTO. Với mục đích t́m hiểu các tiềm năng phát triển, thực trạng phát triển của thuỷ sản Việt Nam và sự tác động của hội nhập đến sự phát triển của ngành thuỷ sản. Những cơ hội và thách thức của ngành thuỷ sản Việt Nam khi hội nhập WTO, từ đó đưa ra một số phương hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế thuỷ sản phát triển theo yêu cầu hội nhập.
    Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận t́nh của các thầy cô trong khoa KTNN & PTNT đă giúp đỡ em hoàn thành đề tài. Do thời gian nghiên cứu có hạn đề tài c̣n rất nhiều thiếu sót, em mong được sự góp ư của thấy cô và các bạn.
    Đề tài ngoài lời mở đầu và kết luận ra gồm ba phần:
    Phần 1: Cơ sở lư luận và thực tiễn để phát triển thuỷ sản Việt Nam với việc gia nhập WTO.
    Phần 2: Thực trạng ngành thuỷ sản Việt Nam theo yêu cầu hội nhâp.
    Phần 3: Một số giải pháp phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam theo yêu cầu hội nhập.










    I. Cơ sở lư luận và Thực tiễn để phát triển thuỷ sản Việt Nam với việc gia nhập WTO

    1. Vai tṛ vị trí của ngành thuỷ sản Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân

    Thuỷ sản là một ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng bao gồm các lĩnh vực nh­: khai thác, nuôi trồng, chế biến, cơ khí, hậu cần, dịch vụ . Do đó, ngành thuỷ sản được coi nh­ là sự tổng hợp một bộ phận nông nghiệp và công nghiệp. Ngành thuỷ sản có một vai tṛ hết sức quan trọng trong quá tŕnh tái sản xuất mở rộng thể hiện ở:
    1.1. Là ngành cung cấp thực phẩm cho nhu cầu con người

    Lương thực thực phẩm nói chung và thực phẩm thuỷ sản nói riêng là điều kiện có tính thiết yếu để tái sản xuất sức lao động, duy tŕ đời sống con người. Ngoài những công dụng chung của một sản phẩm nông nghiệp th́ thực phẩm thuỷ sản c̣n có những đặc điểm quư hiếm thể hiện ở tính ưu việt của nó đó là: giàu chất dinh dưỡng như đạm, khoáng và vi khoáng nhưng nó lại dễ tiêu hoá, hấp thụ, Ưt chất béo gây hại cho cơ thể con người nhất là các bệnh tim mạch, huyết áp cao. Ngoài ra thuỷ sản c̣n là một loại thực phẩm rất nhạy cảm với ô nhiễm nên không gây độc hại cho cơ thể. Chính v́ lẽ đó mà nhu cầu và thực phẩm thuỷ sản trên thế giới đang tăng nhanh nhất là ở các nước phát triển và v́ những ưu thế hơn hẳn của nó so với các loại thực phẩm khác.
    1.2. Cung cấp nguyên liệu cho nông nghiệp, công nghiệp chế biến

    Chẳng những cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người mà ngành thuỷ sản c̣n là nguyên liệu cho nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
    Đối với nông nghiệp người ta dùng bột cá để chăn nuôi, cá phế phẩm, phế liệu của ngành thuỷ sản là nguồn phân bón rất quư cho ngành trồng trọt v́ có hàm lượng hữu cơ cao mà không gây tác hại đến môi trường xung quanh. V́ vậy có thể nói ngành thuỷ sản có vai tṛ thúc đẩy nông nghiệp phát triển: cải tạo, nâng cao độ ph́ của đất và nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.
    Ngoài ra sản phẩm của thuỷ sản như giáp sát, nhuyễn thể, rong câu, cá c̣n là nguyên liệu cung cấp cho các ngành thực phẩm như alegent, chilotan, công nghiệp hoá chất và thủ công mỹ nghệ.
    1.3. Đối với Việt Nam thuỷ sản c̣n được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn

    Với lợi thế sẵn có do điều kiện tự nhiên mang lại ngành thuỷ sản Việt Nam có vị trí rất quan trọng đối với ngành khác nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Ngành thuỷ sản chính là nền móng, cơ sở để thúc đẩy nông nghiệp và các ngành khác phát triển cũng như thúc đẩy nền kinh tế của cả nước đi lên. Điều này đựơc thể hiện ở:
    - Thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, hàng năm mang về cho đất nước hơn 2 tỷ USD. Từ năm 2003 thuỷ sản là mặt hàng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu, chỉ đứng sau dầu thô và dệt may. Với việc tham gia vào thị trường thế giới ngành thuỷ sản Việt Nam đă xác lập được vị trí có ư nghĩa chiến lược, phá vỡ thế bị bao vây, đứng hàng thứ 14 về tổng sản lượng, thứ 11 về giá trị kim ngạch xuất khẩu, thứ 5 về sản lượng nuôi tôm trên thế giới. Sản phẩm thuỷ sản Việt Nam có mặt trên 60 quốc gia trong đó xuất khẩu trực tiếp tới 22 nước, một số sản phẩm có uy tín tại các thị trường quan trọng.
    - Thông qua khai thác, nuôi trồng và dịch vụ hậu cần ngành thuỷ sản Việt Nam đă giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, đảm bảo cuộc sống cho hàng triệu dân cư nông thôn, nhất là những vùng ven biển.
    - Thuỷ sản phát triển gắn liền với việc phát triển cơ sở vật chất và năng lực sản xuất ở khu vực tạo nguyên liệu, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn theo hướng giảm trồng trọt, tăng chăn nuôi trong đó có thuỷ sản và các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn.
    - Ngành thuỷ sản thường nằm ở những vùng nông thôn xa xôi có cơ sở hạ tầng kém phát triển, do vậy sự phát triển của ngành, đặc biệt là nuôi tôm với thu nhập cao đă thu hút nhiều vốn đầu tư vào nguồn nhân lực tại các vùng sâu, vùng xa, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống dân cư, tránh áp lực di dân đến các vùng đô thị vốn đă quá đông đúc.
    - Sự phát triển và tăng trưởng của ngành thuỷ sản Việt Nam đă tạo ra thế và lực mới cho ngành, khẳng định vị trí của thuỷ sản trong nền kinh tế của đất nước ta một cách rơ ràng hơn. Đồng thời ngành cũng đă xây dựng, đào tạo một đội ngũ công nhân lành nghề có kiến thức và kinh nghiệm hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Qua đó h́nh thành một thế hệ ngư dân có tri thức và kinh nghiệm trong sản xuất. Trước kia ngành thuỷ sản chỉ là một bộ phận nhỏ thuộc khối kinh tế nông nghiệp với tŕnh độ lạc hậu th́ nay ngành đă trở thành một ngành kinh tế nông - công nghiệp có tốc độ phát triển cao, quy mô ngày một lớn góp phần quan trọng vào ổn định và phát triển kinh tế đất nước, ổn định an ninh quốc gia trên biển.
    2. Các tiềm năng phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam

    2.1. Điều kiện tự nhiên của Việt Nam

    Việt Nam có bờ biển dài 3.260km với 12 đầm phá, 112 cửa sông, lạch, trong đó 47 cửa có độ sâu từ 1,6 - 3,0m, dễ đưa tàu có công suất tới 140cv ra vào khi có thuỷ triều. Việt Nam có đến 4.000 ḥn đảo đặc biệt hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có thể xây dựng được cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản và bảo vệ an ninh tổ quốc.
    Biển Việt Nam bao gồm: Vùng nội thuỷ và lănh hải rộng 226.000km[SUP]2[/SUP]; vùng đặc quyền kinh tế rộng 1triệu km[SUP]2[/SUP]. Có nhiều vùng, vịnh kín gió cho tàu thuyền trú và để nuôi thuỷ hải sản.
    Căn cứ vào đặc điểm địa h́nh và khí tượng thuỷ văn có thể chia vùng biển và dải biển thành 3 vùng: Vùng Vịnh Bắc Bộ, Vùng biển Miền Trung và vùng biển Nam Bé.
    * Vùng Vịnh Bắc Bộ: Tiếp nhận phù sa của các sông thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái B́nh và các sông Bắc Trung Bé, bao bọc ba mặt bằng đất liền có thềm lục địa phẳng, hơi ḷng chảo, đáy là bùn cát, độ sâu dưới 10m, thuận tiện cho nghề khai thác bằng lưới kéo.
    * Vùng biển Miền Trung: Vùng này có nhiều đầm phá, có thể tận dụng mặt nước để nuôi thuỷ sản mặn, lợ dạng lồng, bè rất tốt. Song thường ngắn và đổ ra biển với độ dốc khá cao. Bờ biển có nhiều băi cát dài, độ mặn nước biển khá cao, thuận lợi cho việc nuôi luân trùng làm thức ăn cho Êu trùng tôm. Vùng c̣n có nhiều san hô là một trong những hệ sinh thái có năng suất sinh học rất cao, ngoài ra c̣n có rất nhiều loại tôm, cua có giá trị kinh tế cao.
    * Vùng biển Nam Bộ: Thềm lục địa Ưt dốc, đáy bùn cát, độ sâu trung b́nh dưới 10m, rất thuận lợi cho nghề kéo lưới. Nhiệt độ ổn định Ưt băo v́ vậy có thể khai thác quanh năm. Vùng biển Nam Bộ là ngư trường chính của nghề cá nước ta.
    2.2. Đặc điểm môi trường và tiềm năng nguồn lợi

    Diện tích vùng ven biển và vùng biển nước ta gấp 3 lần diện tích đất liền, trải dài trên 13 vĩ độ, vùng ven biển và biển Việt Nam được chia làm 4 khu vực môi trường: môi trường nước mặn xa bờ, nước mặn gần bờ, nước lợ và nước ngọt.
    *Môi trường nước mặn xa bê
    Là vùng nước ngoài khơi thuộc vùng đặc quyền kinh tế, khí hậu thời tiết chịu ảnh hưởng luân phiên của cả khối không khí miền cực đới khô lạnh từ bắc di chuyển xuống và khối không khí từ Nam di chuyển lên. Do đó khí hậu biển vừa mang tính chất Èm của ôn đới lại vừa có tính chất của miền nhiệt đới.
    Nguồn lợi hải sản vùng có 3 loại chính là cá nổi ngoài khơi, cá đáy sâu và cá rạn san hô.
    * Môi trường nước mặn gần bờ
    Là vùng sinh thái quan trọng nhất đối với các loài thuỷ sinh vật v́ có nguồn thức ăn cao nhất do các cửa sông lạch đem phù sa và các loại chất vô cơ, hữu cơ hoà tan vào làm thức ăn tốt cho các loài sinh vật bậc thấp để rồi chúng thành thức ăn cho cá.
    Nguồn lợi hải sản ước tính: 75 loài tôm, 25 loài mực, 7 loài bạch tuộc, 653 loài tảo biển, 90 loài rong kinh tế, 298 loài san hô và 2.100 loài cá (trong đó có 130 loài có giá trị kinh tế).
    * Môi trường nước lợ
    Là vùng nước cửa sông, ven biển và vùng rừng ngập mặn, đầm phá, nơi có sự pha trộn nước biển với nước ngọt từ các ḍng sông đổ ra. Độ muối của môi trường nước lợ luôn luôn thay đổi, điều đó thích hợp với các loài động thực vật có giá trị kinh tế cao như tôm he, tôm nương, tôm rảo, cá đối .
    Rừng ngập mặn là một bộ phận quan trọng của vùng sinh thái nước lợ, có nguồn thức ăn quan trọng từ thảm thực vật cho các loài động vật thuỷ sinh. Theo ước tính có khoảng 390.000 ha mặt nước lợ có thể nuôi thuỷ sản trong đó có khoảng 300.000 ha đang đựơc sử dụng nuôi quảng canh (theo số liệu năm 1998). Các đối tượng nuôi là tôm, vẹn, ṣ, cua, rong câu, cá rô phi
    Mâu thuẫn lớn nhất hiện nay là việc mở rộng diện tích nuôi tôm vùng nước lợ trái ngược với yêu cầu bảo vệ và phát triển vùng rừng ngập mặn. Biện pháp giải quyết tốt nhất lựa chọn những vùng nuôi, diện tích nuôi thích hợp, kết hợp với nuôi thâm canh để nâng cao hiệu quả nuôi, tiết kiệm diện tích nuôi giữ ǵn và phát triển rừng ngập mặn.
    * Môi trường nước ngọt
    Bao gồm các vùng ao, hồ, sông, suối, ruộng, hồ chứa, hồ tự nhiên trong đất liền.
    Nuôi cá ở ao hồ nhỏ nước ngọt là nghề nuôi truyền thống gắn với các hộ gia đ́nh đi lên từ phong trào “ao cá bác Hồ” đến nay là phong trào VAC. Ở miền Bắc, đối tượng nuôi là cá mè, trôi, trắm cỏ, chép, rô phi thuần, rô phi đơn tính, chép 3 màu có năng suất b́nh quân 1,5 - 2 tấn/ha. Ngoài ra c̣n có phong trào nuôi basa, lươn, Ơch, cá sấu, tôm càng xanh. Theo thống kê chưa được đầy đủ th́ tới năm 1998 đă có khoảng 2.700 ha diện tích ao hồ đă được dùng để nuôi thuỷ sản, chiếm 70% diện tích tiềm năng ao hồ nhỏ và tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long.
    Nuôi thuỷ sản ruộng trũng cũng là nghề nuôi lâu đời, trở thành tập quán ở một số địa phương mà h́nh thức nuôi chủ yếu là 1 vụ lúa + 1 vụ cá/tôm hoặc vừa cấy lúa vừa nuôi tôm, cá. Ở miền Bắc đối tượng nuôi chủ yếu là: cá chép, cá rô phi, trôi, năng suất b́nh quân đạt 200 - 250kg/ ha. Miền Nam là cá mè, cá rô phi, cá quả, tôm càng xanh cho năng suất b́nh quân 300 - 350 kg/ha.
    Nuôi cá lồng, bè trên sông, hồ chứa là dạng nuôi công nghiệp trên các loại mặt nước lớn như hồ, sông. Ở miền Bắc và miền Trung chủ yếu là nuôi cá trắm cỏ năng suất 450 - 600kg/lồng. Ở phía Nam nuôi cá basa, cá nóc, bống tượng là chính, năng suất b́nh quân 15 - 20 tấn/bè.
    Hiện nay toàn quốc có khoàng 16.000 lồng nuôi cá trong đó có 12.000 lồng nuôi cá ở sông và chúng ta đă sử dụng 98.000 ha hồ để nuôi, tuy nhiên do không có giống thả bổ sung, năng suất b́nh quân đạt 9 - 12 tạ/ha.
    3. Các hoạt động của ngành thuỷ sản Việt Nam

    3.1. Khai thác hải sản

    Là mét trong những lĩnh vực chính của ngành thuỷ sản. Khai thác hải sản hoạt động trên các đại dương và biển, thuộc nhóm ngành khai thác tài nguyên. Hoạt động khai thác phụ thuộc nhiều vào những thay đổi của tự nhiên, của môi trường sinh thái biển. Nó phải thường xuyên đối mặt với nhiều rủi ro hơn các ngành kinh tế khác.
    Nước ta có vùng đặc quyền kinh tế biển rộng gần 2 triệu km[SUP]2[/SUP] sẽ là một tiềm năng lớn cho ngành khai thác phát triển. Tuy vậy, công nghiệp khai thác của nước ta chậm phát triển, chủ yếu là khai thác hải sản ven bờ với cường độ cao đă dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi. Nhà nước ta chủ trương phục hồi nguồn lợi thuỷ sản ven bờ, giảm số lượng tàu thuyền khai thác và đánh bắt tại đây đưa nghề cá ra vùng khơi, biển xa vào nửa cuối thập kỷ 90. Đây là một cố gắng để hoà nhập khu vực và thực hiện công nghiệp hoá một bước nghề cá nước ta.
    3.2. Nuôi trồng thuỷ sản

    Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) nước ta là một nghề truyền thống, gắn liền với nông nghiệp nông thôn, tính chất nhỏ bé, manh mún nhưng hiện nay đă trở thành một nghề chính đang phát triển mạnh mẽ thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia.
    Hoạt động nuôi trồng rộng khắp trên các vùng địa lư từ miền núi tới ven biển tuân theo các quy luật phát triển của từng khu vực, từng khu hệ động vật.
    Thông thường một quy tŕnh NTTS diễn ra như sau:
    Cải tạo ao à thả giống à chăm sóc à thu hoạch.
    Trong quy tŕnh này sẽ có quá tŕnh tác động nhân tạo (của con người) xen kẽ với quá tŕnh tác động của tự nhiên và gây ra tính mùa vụ trong sản xuất v́ vậy trong NTTS c̣n phải có các biện pháp khoa học công nghệ tiên tiến để giảm tính mùa vụ, tăng năng suất, hiệu quả nuôi trồng trên một đơn vị diện tích.
    3.3. Hoạt động chế biến thuỷ sản

    Chế biến thuỷ sản là một ngành công nghiệp quan trọng, tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm thuỷ sản, đặc biệt là với hàng thuỷ sản xuất khẩu. Nó lấy nguyên liệu từ ngành khai thác và một phần từ NTTS. Công nghiệp chế biến phát triển tạo điều kiện mở rộng phạm vi hoạt động của nghề cá, hơn nữa ngành công nghiệp này c̣n cho phép sử dụng triệt để và tiết kiệm nguyên liệu thuỷ sản, nâng cao chất lượng và giá trị hàng thuỷ sản dựa vào các thành tựu của khoa học kỹ thuật. V́ vậy để ngành thuỷ sản phát triển đựơc th́ chế biến thuỷ sản phải đi trước một bước nhất là một nước đang phát triển nh­nước ta.
    Nguồn nguyên liệu thuỷ sản phong phú, đa dạng nên đă tạo điều kiện cho chế biến thuỷ sản h́nh thành nhiều nghề từ thủ công đến hiện đại như: khô, mắm, hun khói, nước mắm, đông lạnh, surimi, đồ hộp . thúc đẩy sự phân công lao động trong nội bộ ngành thuỷ sản cũng như trong nền kinh tế quốc dân nói chung.
    3.4. Hoạt động tiêu thụ

    Là hoạt động mang tính chất quyết định đối với bất kỳ sản phẩm nào, và sản phẩm thuỷ sản cũng vậy. Thông qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm, giá trị hàng hoá được thực hiện tạo ra lợi nhuận cho người sản xuất kinh doanh. Sản phẩm thuỷ sản được tiêu thụ thông qua thị trường, ở đây có thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. V́ vậy để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ th́ phải mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại với nhiều nước, quốc gia trên thế giới.
    4. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và xu thế hội nhập của thuỷ sản Việt Nam

    4.1. Tổ chức WTO

    4.1.1. Tổ chức WTO là ǵ?

    Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thành lập ngày 1/1/1995, được kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức GATT (Hiệp định chung về thuế quan và thương mại). WTO ra đời để quản lư các hiệp ước thương mại đa phương được thương lượng bởi các nước thành viên của tổ chức này. WTO được hiểu theo hai mặt:
    + Là một cơ quan được gắn với hàng loạt các quy định và luật pháp về việc sử dụng các chính sách thương mại tác động đến luồng mậu dịch quốc tế.
    + Là một thị trường mà ở đó các nước thành viên trao đổi “hàng hoá” là các sự nhượng bộ, thâm nhập thị trường lẫn nhau và chấp nhận nguyên tắc của luật chơi.
    Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội Nghị Bộ Trưởng Thương Mại, nhóm họp Ưt nhất hai năm một lần. Dưới hội đồng là Hội Đồng Thương Mại về hàng hoá, Hội đồng về Thương Mại Dịch Vụ, Hội Đồng về các khía cạnh liên quan đến thương mại và quyền sở hữu trí tuệ. Phần lớn các quyết định của WTO đều được thông qua trên cơ sở đồng thuận. Trong một số trường hợp nhất định, khi không đạt được sự đồng thuận, các thành viên có thể tiến hành bỏ phiếu, khác với các tổ chức khác mỗi thành viên WTO chỉ có quyền bỏ một phiếu và các phiều bầu của các thành viên có giá trị như nhau.
    4.1.2. Nguyên tắc hoạt động của WTO

    * Nguyên tắc không phân biệt đối xử: mỗi thành viên sẽ dành cho sản phẩm của một thành viên khác không kém ưu đăi hơn với sản phẩm của một nước thứ ba (đăi ngộ tối huệ quốc - MFN). Và cũng không đối xử ưu đăi sản phẩm của công dân nước ḿnh hơn sản phẩm của nước ngoài (đăi ngộ quốc - NT).
    * Nguyên tắc thương mại phải ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán.
    Các hàng rào cản trở thương mại dần dần được loại bỏ. Mức độ cắt giảm hàng rào bảo hộ được thoả thuận thông qua các cuộc đàm phán song phương và đa phương.
    * Nguyên tắc về dự báo, dự đoán
    Các nhà đầu tư cũng như chính phủ nước ngoài tin chắc rằng hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ không bị thay đổi một cách tùy tiện. Cam kết về thuế quan và các biện pháp khác bị ràng buộc về mặt pháp lư.
    * Nguyên tắc tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng b́nh đẳng.
    Hạn chế các tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không b́nh đẳng như bán phá giá, trợ cấp hay giành các đặc quyền cho một số doanh nghiệp nhất định.
    * Nguyên tắc dành cho các thành viên đang phát triển một số ưu đăi
    Các ưu đăi này được thể hiện thông qua việc cho phép các thành viên đang phát triển một số quyền và không phải thực hiện một số nghĩa vụ hay có thời gian dài hơn để điều chỉnh chính sách cho phù hợp.
    4.1.3. Một số hiệp định liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp

    Lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực hết sức nhạy cảm và khó giải quyết trong quan hệ thương mại giữa các nước thành viên. Khi WTO ra đời thay thế cho hiệp định GATT đă bổ sung các quy định, luật lệ thương mại áp dụng đối với nông nghiệp. Do đó hiệp định nông nghiệp đă tăng cường các quy định và luật lệ để điều chỉnh tốt hơn các biện pháp của Chính phủ trong ba lĩnh vực chủ yếu:
    - Tiếp cận thị trường (thuế quan, phi thuế quan và tự vệ đặc biệt).
    - Hỗ trợ trong nước trong nông nghiệp.
    - Trợ cấp xuất khẩu.
    * Tiếp cận thị trường
    Tổ chức WTO cho phép bảo hộ sản xuất trong nước bằng thuế quan nhưng phải cam kết mức thuế trần (ceiling pindings) nhất định để đảm bảo trong tương lai mức thuế nhập khẩu không được cao hơn mức thuế trần đă cam kết. Ngoài ra c̣n phải cam kết lịch tŕnh giảm thuế.
    Theo quy định của WTO các nước thành viên phải loại bỏ các biện pháp phi thuế quan như hạn chế định lượng (hạn ngạch xuất khẩu, hạn chế số lượng nhập khẩu .). WTO cho phép sử dụng một số biện pháp phi thuế quan như các biện pháp kỹ thuật để bảo vệ con người, động vật, thực vật và bảo vệ môi trường với điều kiện là các biện pháp này không hạn chế và bóp méo thương mại một cách vô lư hoặc tạo ra sự đối xử tuỳ tiện.
    Trong quá tŕnh đàm phán WTO Việt Nam sẽ phải giảm dần và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn các hạn chế định lượng nhập khẩu đối với sản phẩm nông nghiệp (trong đó có thuỷ sản). Đồng thời áp dụng các biện pháp kiểm soát phù hợp với quy định của hiệp định nông nghiệp nh­: hạn ngạch thuế quan, thuế thời vụ, tự vệ đặc biệt và các tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
    * Hỗ trợ trong nước đối với nông nghiệp
     
Đang tải...