Luận Văn Một số vấn đề về nội dung và phương dạy học các hệ thống số ở trường trung học cơ sở

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mở đầu

    I. Lý do chọn đề tài

    1.1. Luật Giáo dục năm 2005 tại Điều 24 Khoản 2 đã ghi “Phư¬ơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phư¬ơng pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.
    Trong thực tế, ph¬ương pháp dạy Toán ở trường phổ thông nư¬ớc ta vẫn khá phổ biến lối dạy truyền thụ một chiều “Thầy giảng, trò nghe”.
    Sự phát triển của Khoa học, Công nghệ ngày nay đòi hỏi con người phải năng động, sáng tạo, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; sự thách thức trư¬ớc nguy cơ tụt hậu trên con đ¬ường tiến vào thế kỷ XXI. Trong sự cạnh tranh của nền kinh tế tri thức, đòi hỏi phải đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông nói chung và môn Toán nói riêng, nhằm tạo ra những con người lao động sáng tạo và linh hoạt để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
    1.2. Môn Toán cần cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng, phương pháp toán học phổ thông cơ bản và thiết thực. Học sinh kiến tạo tri thức, rèn luyện kỹ năng, đó là cơ sở để thực hiện các mục tiêu về các phư¬ơng diện khác. Để đạt đ¬ược mục tiêu quan trọng này, môn Toán cần trang bị cho học sinh một hệ thống vững chắc các kiến thức, kỹ năng và phư¬ơng pháp toán học phổ thông cơ bản, hiện đại, sát với thực tiễn Việt Nam, theo tinh thần giáo dục kỹ thuật tổng hợp; đồng thời bồi dư¬ỡng cho học sinh khả năng vận dụng những hiểu biết toán học vào việc học tập các môn học khác vào đời sống lao động sản xuất và tạo tiềm lực tiếp thu khoa học kỹ thuật
    1.3. Việc dạy học các hệ thống số ở nhà trư¬ờng THCS nhằm đạt các mục đích sau:
    - Học sinh nắm vững được các khái niệm về số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỷ, số thực. Nắm vững tính chất cơ bản của những phép toán và quan hệ thứ tự trong các hệ thống số đó, thông qua đó mà dần hình thành các quan niệm về cấu trúc một cách ẩn tàng. Hiểu đư¬ợc ph¬ương pháp xây dựng và mở rộng các hệ thống và sự phát triển của khái niệm số, từ số tự nhiên đến số thực và số phức.
    - Học sinh được phát triển về năng lực trí tuệ, chủ yếu là năng lực trừu tượng hoá và khái quát hoá thông qua việc hình thành những khái niệm về số và việc phát hiện những quy luật của các phương pháp tính và quan hệ thứ tự trong các hệ thống số.
    - Học sinh được bồi dư¬ỡng thế giới quan Duy vật biện chứng, hình thành đư¬ợc quan điểm duy vật về nguồn gốc các số, thấy rõ các số phát sinh và phát triển do nhu cầu thực tế chứ không phải là sản phẩm thuần tuý của trí tuệ. Họ còn đ¬ược rèn luyện về những phẩm chất, tính cách của người lao động như¬ tính cẩn thận, chính xác và thói quen tự kiểm tra, tính dũng cảm suy nghĩ táo bạo như¬ng không phải là nghĩ liều
    1.4 Việc hình thành các khái niệm số nói chung rất phức tạp, nhiều khái niệm chư¬a được định nghĩa tường minh, ch¬ương trình lại có sự thay đổi nhiều lần. Chủ đề hệ thống số hàm chứa các vấn đề về khái niệm, thuật toán, tư duy thuật toán và các vấn đề về đổi mới phư¬ơng pháp dạy học. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của Luận văn là: “Một số vấn đề về nội dung và phư¬ơng dạy học các hệ thống số ở trư-ờng trung học cơ sở”.

    II. Mục đích nghiên cứu.
    Nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ hơn và vận dụng những nét đổi mới về nội dung và phư¬ơng pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, thông qua phần các hệ thống số ở trư¬ờng trung học cơ sở.
    III. Đối t¬ượng và phạm vi nghiên cứu:
    + Đối tư¬ợng:
    - Nội dung chư¬ơng trình và phư¬ơng pháp dạy toán ở trư¬ờng phổ thông.
    - Các hệ thống số, các bài toán liên quan dến các số ở chư¬ơng trình phổ thông.
    + Phạm vi:
    Nghiên cứu, sử dụng chương trình sách giáo khoa toán 6; 7 và một số sách giáo viên, tài liệu tham khảo khác.
    IV. Giả thuyết khoa học:
    Trên cơ sở tôn trọng chương trình và sách giáo khoa Toán THCS hiện hành, kế thừa những ưu điểm về nội dung và cách trình bày của SGK những năm gần đây, tiến hành một số điều chỉnh về nội dung và tìm phương thức phù hợp truyền thụ các kiến thức đó, thì sẽ góp phần hình thành kỹ năng, kỹ xảo và phát triển t¬ư duy thuật giải cho học sinh THCS trong quá trình dạy học các hệ thống số.
    V. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Tổng hợp các quan điểm của các nhà khoa học nghiên cứu về hệ thống số, qua đó nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của PPDH các hệ thống số.
    - Đề xuất cách dạy một vấn đề, một vài ý kiến để xây dựng cách ra đề kiểm tra thích hợp trong việc giảng dạy hệ thống số ở lớp 6; 7 (Trung học cơ sở)
    - Tổ chức thực nghiệm sư phạm
    VI. Phương pháp nghiên cứu:
    - Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu về PPDH môn Toán có liên quan đến đề tài.
    - Quan sát: Quan sát thực trạng dạy và học môn toán về hệ thống số nói chung và hệ thống số lớp 6;7 nói riêng.
    - Thực nghiệm s¬ư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để xem xét tính khả thi và hiệu quả của việc giảng dạy hệ thống số trong trường Trung học cơ sở hiện nay dựa trên các đề xuất của chúng tôi về hệ thống bài tập nhằm rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo tính toán.
    VII. đóng góp của luận văn:
    - Xây dựng được các tình huống điển hình trong dạy học Toán bậc THCS phản ánh mối quan hệ hữu cơ giữa các mục đích, nội dung và phương pháp dạy học.
    - Xây dựng một hệ thống bài tập, đề xuất một vài kiến nghị, nhận xét về nội dung và ph¬ương pháp dạy học các hệ thống số gắn liền với phát triển tư duy thuật toán cho học sinh góp nhằm phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán.
    VIII. cấu trúc luận văn:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn còn có 3 chương:
    Chư¬ơng 1: Một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn.
    1.1. Bàn về Định hướng đổi mới phương pháp dạy học.
    1.1.1. Các giải pháp để đổi mới phương pháp dạy học.
    1.2. Tổng quan về sự trình bày các chủ đề hệ thống số trong Ch¬ương trình sách giáo khoa Toán THCS 2002.
    1.3. So sánh sự khác nhau về mức độ và thời lượng trong cách trình bày sách giáo khoa Toán trước 2002 và sách giáo khoa Toán năm 2002.
    1.4. Một số nhận xét.
    Kết luận Chương I.

    Ch¬ương 2: Một số vấn đề về nội dung và ph¬ương pháp dạy học hệ thống ở một số trư¬ờng phổ thông.
    2.1. Nét đổi mới của chương trình, sách giáo khoa và phư¬ơng pháp dạy học các hệ thống số.
    2.1.1. Cách trình bày hệ thống số ở sách giáo khoa Toán THCS năm 2002.
    2.1.2. Dạy học hệ thống số và phương pháp dạy học.
    2.2. Rèn luyện kỹ năng tính toán và phát triển t¬ư duy thuật giải trong khi dạy học các hệ thống số.
    2.2.1. Rèn kỹ năng tính toán khi dạy học các hệ thống số.
    2.2.2. Rèn kỹ năng tính toán không dùng máy tính điện tử.
    2.2.3. Tập luyện cho học sinh sử dụng các phương tiện tính toán trong quá trình rèn kỹ năng tính toán.
    2.2.4. Kết hợp giữa rèn luyện kỹ năng tính toán và phát triển TDTG của HS khi dạy học các hệ thống số qua các bài toán điển hình.
    2.2.4.1. Tính toán, so sánh các số theo quy tắc.
    2.2.4.2. Tính giá trị biểu thức.
    2.2.4.3. Tính giá trị biểu thức chứa chữ.
    2.2.4.4. Tính toán so sánh các số theo phương pháp hợp lý.
    2.2.4.5. Giải phương trình theo nội dung phép toán.
    2.2.4.6. Định nghĩa, khám phá một quy tắc.
    2.2.4.7. Tính toán với máy tính bỏ túi.
    2.3. Ngầm hình thành cho học sinh quan niệm về cấu trúc.
    2.3.1. Quan niệm về phép toán.
    2.3.2. Quan niệm về tính chất phép toán .
    Kết luận Chương II.

    Ch¬ương 3: Thực nghiệm s¬ư phạm.
    3.1. Mục đích thực nghiệm .
    3.2. Nội dung thực nghiệm
    3.3. Tổ chức thực nghiệm.
    3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm.
    Kết luận chung về thực nghiệm sư phạm .

    Tài liệu tham khảo
    [1]. Nguyễn Đức Bình, Tôn Thân (2004), Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trư¬ờng THCS, Môn Toán, Dự án phát triển GD THCS, Bộ GD và ĐT .
    [2]. Nguyễn Vĩnh Cận (2002), Toán số học nâng cao, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    [3]. Lê Hải Châu, Nguyễn Gia Cốc, Phạm Gia Đức (1998), Toán 6, tập 1-2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    [4]. Hoàng Chúng (1997), Phương pháp dạy học Toán ở Trường phổ thông THCS, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    [5]. Nguyễn Hải Châu, Phạm Đức Quang, Nguyễn Thế Thạch (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở, Nxb Giáo dục,Hà Nội.
    [6]. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NxbGiáo dục, Hà Nội.
    [7]. Trần Đình Châu, Trần Ph¬ương Dung, Trần Kiều (2002), Toán 7, tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    [8]. Trần Đình Châu, Trần Ph¬ương Dung, Trần Kiều (2002), Toán 6, tập 1-2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    [9]. Phan Đức Chính (tổng chủ biên), Tôn Thân (chủ biên) (2002), SGV Toán 6, tập 1-2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    [10]. Phạm Gia Đức, Nguyễn Mạnh Cảng, Bùi Huy Ngọc, Vũ Dương Thuỵ(1998) Phư¬ơng pháp dạy học môn Toán; tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    [11]. Lê Văn Hồng, Phạm Đức Quang, Nguyễn Thế Thạch, Nguyễn Duy Thuận, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004 - 2007), quyển 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    [12]. Vũ Thế Hựu, Toán cơ bản và nâng cao THCS Tập I, (2003), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    [13]. Trần Kiều (1995), "Một vài suy nghĩ về đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông ở nước ta", Thông tin Khoa học giáo dục, (48), tr6-13.
    [14]. Trần Kiều (1995), B¬ước đầu đổi mới phư¬ơng pháp dạy học ở trường THCS, Dự án phát triển GD THCS, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    [15]. Trần Kiều (1997), Đổi mới ph¬ương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội
    [16]. Nguyễn Bá Kim(2002), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học Sư phạm.
    [17]. Nguyễn Bá Kim, Đinh Nho Ch¬ương, Nguyễn Mạnh Cảng, Vũ Dương Thuỵ, Nguyễn Văn Th¬ường (1994),Ph¬ương pháp dạy học môn Toán, phần2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    [18]. Nguyễn Bá Kim, (1998), Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    [19]. Trần Luận (1999), Một hướng triển khai dạy học nêu vấn đề vào thực tiễn. Hội nghị nghiên cứu ứng dụng và giảng dạy toán học.
    [20]. Trần Luận (1996), "Vận dụng tư tưởng của G.Polya xây dựng nội dung và phương pháp trên cơ sở các hệ thống bài tập theo chủ đề nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh chuyên toán cấp II", Luận án PTS khoa học sư phạm - tâm lý.
    [21]. Phan Trọng Luận (1995), "Về khái niệm học sinh là trung tâm" Thông tin Khoa học giáo dục, (48), tr. 13 - 17.
    [22]. Vư¬ơng Dương Minh (1996), Phát triển t¬ư duy thuật giải của học sinh trong khi dạy học các hệ thống số ở trường phổ thông, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học sư phạm - Tâm lý, trư¬ờng Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
    [23]. Nguyễn Cảnh Toàn, (2002), "Xung quanh vấn đề đổi mới chương trình các cấp học và phổ cập giáo dục", Báo tiền phong chủ nhật, tr.1-2.
    [24]. Tôn Thân, Phan Thị Luyến, Đặng Thị Thu Thuỷ (2008).
    Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Toán trung học cơ sở, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    [25]. Đặng Thị Dạ Thuỷ (1999), Phát huy tính tích cực của học sinh trong làm việc với SGK, NCGD.
    [26]. Tạp chí giáo dục - số 59, Những vấn đề về dạy học lớp 2, lớp 7 theo chương trình và sách giáo khoa mới. Bộ Gáo dục và Đào tạo.

    [27]. Tuyển tập 30 năm tạp chí toán học, Nxb Giáo dục 1999.
    [27]. Hoàng Xuân Sính , Nguyễn Tiến Tài (1999), Đại số 7, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    [28]. V.A. Cruchetxki(1973), Tâm lý năng lực toán học của học sinh, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    [29]. G. Polia (1997), Giải bài toán nh¬ư thế nào? Nxb Giáo dục.
    [30]. G. Polia (1995), Sáng tạo toán học. Nxb Giáo dục.

    [31]. G. Polia (1995), Toán học và những suy luận có lý. Nxb Giáo dục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...