Tiểu Luận Một số vấn đề về Luật phá sản

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bước vào con đường kinh doanh, không một nhà kinh doanh nào muốn doanh nghiệp cũng như sản nghiệp của mình bị “lụn bại”. Nhưng mọi điều đều có thể xảy ra, không vượt ra ngoài quy luật tự nhiên “có sinh ắt có có tử”, có thủ tục khai sinh cho doanh nghiệp cũng có thủ tục khai tử cho doanh nghiệp. Trong tiếng Việt phổ thông, “vỡ nợ”, “khánh tận”, “mất khả năng thanh toán” hay “phá sản” được dùng để chỉ tình trạng không trả được nợ khi đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. Quan điểm này đã được kế thừa, phát triển trong đạo luật đầu tiên của Việt Nam về phá sản doanh nghiệp là Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993. Tuy nhiên, không như những gì mà Nhà nước và các doanh nghiệp mong đợi, Luật phá sản doanh nghiệp đã sớm bộc lộ những hạn chế, bất cập nảy sinh, vô tình cản trở việc “khai tử” cho các doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản, đi ngược lại mục tiêu nhanh chóng lành mạnh hóa môi trường kinh doanh của Nhà nước. Một số học giả đã cho rằng, đây là một trong những đạo luật tốn tiền biên soạn mà ít được dùng nhất trong những đạo luật mà Nhà nước ta đã ban hành. Từ khi đạo luật này được ban hành, tổng số đơn nại đến tòa án yêu cầu phá sản doanh nghiệp trên toàn quốc chỉ đếm trên đầu ngón tay, số đơn được các tòa thụ lý và phán quyết lại càng ít hơn. Theo một số liệu thống kê không chính thức của báo điện tử Vnexpress tháng 11 năm 2001, tại TP.HCM, tổng số đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp trong giai đoạn 1993-2001 là 11, trong đó có 3 doanh nghiệp được tuyên bố phá sản. Trước thực trạng đó, ngày 15/06/2004, Luật phá sản đã được Quốc hội ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết của Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993, ghi nhận thêm những cơ chế, chính sách mới nhằm giúp cho việc giải quyết phá sản ở nước ta được tiến hành nhanh chóng và thuận lợi hơn. Một số vấn đề liên quan đến Luật phá sản năm 2004 cũng chính là vấn đề sẽ được giải quyết trong phần chính dưới đây của bài luận này.
    I. Đối tượng áp dụng Luật phá sản năm 2004
    II. Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
    III. Các giấy tờ mà chủ nợ, đại diện người lao động, doanh nghiệp mắc nợ phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và ý nghĩa của từng loại giấy tờ đó
    IV. Nguyên tắc và trình tự thanh toán các khoản nợ của các chủ nợ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...