Tiểu Luận Một số vấn đề về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số vấn đề về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
    I LỜI MỞ ĐẦU

    Sự nghiệp đổi mới đất nước ta đã diễn ra hơn chục năm qua, qua quá trình phấn đấu gian khổ, vượt mọi khó khăn thử thách, đến nay công cuộc đổi mới của chúng ta đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng trên nhiều lĩnh vực: kinh tế – xã hội, chính trị, đối nội, đối ngoại. Đời sống của phần lớn nhân dân đã được cải thiện, đất nước ổn định và phát triển, tiếp tục chuyển sang một thời kỳ mới.
    Tại Đại hội VI của Đảng, trên cơ sở quan điểm toàn diện nhận thức rõ về thực trạng đất nước cùng với những thành tựu trong những năm đầu đổi mới đến năm 1991 tại Đại hội lần VII, Đảng ta đã đi tới quyết định: kiên quyết xoá bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Đường lối đó được thực hiện trên mười năm đổi mới đã đem lại những thành tựu đáng khích lệ chứng tỏ đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn
    đúng đắn.
    Nhưng phía sau những thành tựu đó còn không ít những khó khăn nổi cộm. Do đó cần nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện những quan điểm, biện pháp để nền kinh tế nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa và giữ vững định hướng đó. Đây là việc làm thiết thực và rất cần thiết đối với vận mệnh đất nước.
    Em đã chọn đề tài: “Một số vấn đề về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” để nghiên cứu phần nào muốn hiều rõ được nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
    Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Bởi vậy em rất mong được sự góp ý của quý thầy cô trong khoa cùng các bạn đọc để đề án của em được bổ sung đầy đủ và hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn!

    Phần II NỘI DUNG
    2.1 Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường (KTTT) định
    hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN)
    2.1.1 Quan niệm về kinh tế thị trường
    + Lịch sử xã hội loài người đã chứng kiến các kiểu tổ chức kinh tế xã hội: Kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự tức; Kinh tế hàng hoá; Kinh tế thị trường đã phát triển dưới chủ nghĩa tư bản. KTTT là hình thức phát triển cao của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và trong đó từ sản xuất đến tiêu dùng đều thông qua thị trường, các quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hoá và kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường thì được gọi là KTTT
    + KTTT xuất hiện như là một yêu cầu khách quan không thể thiếu được của nền kinh tế hàng hoá. Xét về mặt lịch sử, kinh tế hàng hoá có trước KTTT, kinh tế hàng hoá ra đời thì thị trường cũng xuất hiện, nhưng không có nghĩa là có KTTT. Với sự tăng trưởng của kinh tế hàng hoá, thị trường được mở rộng, phong phú. Do đó, KTTT không phải là một giai đoạn khác biệt, độc lập đứng ngoài kinh tế hàng hoá mà là giai đoạn cao của kinh tế hàng hoá. Từ khi KTTT ra đời cho đến nay nó có những điểm chung như sau:
    - Tính tự chủ cao của các chủ thể kinh tế.
    - Giá cả thị trường chủ yếu do tác động của những quan hệ cung cầu
    chi phối.
    - Tự do cạnh tranh.
    - Vận hành theo những quy luật kinh tế vốn có của nó đó là: Quy luật
    cung cầu, quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ,
    - KTTT đã phát triển dưới chủ nghĩa tư bản nhưng không phải là sản
    phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu của nền văn
    minh nhân loại nói chung. Theo C.Mác: Sản xuất hàng hoá tồn tại
    trong nhiều phương thức khác nhau, nó chỉ khác nhau về quy mô và
    trình độ phát triển.
    - KTTT có sự quản lý của Nhà nước
     
Đang tải...