Luận Văn Một số vấn đề về kế toán cho vay tổ chức cá nhân trong nước tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I


    NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ
    NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG




    I. VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN CHO VAY.
    1. Vai trò nhiệm vụ của kế toán ngân hàng.
    1.1 Vai trò của kế toán ngân hàng.
    Kế toán ngân hàng là hệ thống thông tin phản ánh hoạt động của ngân hàng. Kế toán ngân hàng cung cấp những số liệu về huy động vốn, sử dụng vốn, thu nhập, chi phí, lợi nhuận của từng loại nghiệp vụ và của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Qua đó ta có thể thấy được ngân hàng hoạt động có hiệu quả hay không, đồng thời cũng thấy được triển vọng của ngân hàng để từ đó ra những quyết định kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lí tài sản.
    Hầu hết các nghiệp vụ của kế toán ngân hàng đều liên quan đến các ngành kinh tế khác vì thế kế toán ngân hàng không chỉ phản ánh tổng hợp hoạt động của bản thân ngân hàng mà còn phản ánh tổng hợp hoạt động của nền kinh tế thông qua quan hệ tiền tệ, tín dụng . giữa ngân hàng với các đơn vị tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
    Thông qua các hoạt động của mình, kế toán ngân hàng giúp cho các giao dịch trong nền kinh tế được tiến hành một cách kịp thời, nhanh chóng và chính xác hơn. Những số liệu do kế toán ngân hàng cung cấp là những chỉ tiêu thông tin kinh tế quan trọng giúp cho việc chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh ngân hàng và làm căn cứ cho việc hoạt động, thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và chỉ đạo hoạt động của toàn bộ nền kinh tế.
    1.2. Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng
    Ghi nhận, phản ánh một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc về hoạt động nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của ngân hàng theo đúng pháp lệnh kế toán, thống kê của Nhà nước và các thể lệ, chế độ kế toán ngân hàng. Trên cơ sở đó giám sát, theo dõi để bảo vệ an toàn tài sản của bản thân ngân hàng cũng như tài sản của xã hội bảo quản tại ngân hàng.
    Kế toán ngân hàng phân loại nghiệp vụ tập hợp số liệu theo đúng phương pháp kế toán và theo những chỉ tiêu nhất định nhằm cung cấp những thông tin một cách đầy đủ, chính xác kịp thời phục vụ quá trình lãnh đạo thực thi chính sách quản lí và chỉ đạo hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
    Kế toán ngân hàng giám sát việc sử dụng tài sản (vốn) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các loại tài sản thông qua kiểm soát trước (tiền kiểm) các nghiệp vụ bên nợ và bên có ở từng đơn vị ngân hàng cũng như toàn hệ thống góp phần tăng cường kỷ luật tài chính, củng cố chế độ hạcn toán kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
    Kế toán ngân hàng còn tổ chức giao dịch phục vụ khách hàng một cách khoa học, văn minh, giúp đỡ khách hàng nắm được những nội dung cơ bản của kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng nói chung và kỹ thuật nghiệp vụ kế toán nói riêng nhằm góp phần thực hiện chiến lược khách hàng của ngân hàng, Vì khách hàng trong ngân hàng vừa là người cung cấp vốn, vừa là người mua vốn mà chức năng trung gian quan trọng nhất của ngân hàng là biến nguồn vốn lẻ tẻ thành một nguồn vốn lớn, biến kỳ gửi không kỳ hạn thành có kỳ hạn, họ tìm mọi cách tranh thủ nguồn vốn để kéo thêm khách hàng và đồng thời giữ được khách hàng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...