Thạc Sĩ Một số vấn đề về đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    lời mở đầu
    1- Tính cấp thiết của đề tài
    Trong hệ thống tài chính quốc gia ngân sách nhà nước là khâu chủ đạo, là điều
    kiện vật chất quan trọng để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước. Đồng thời
    NSNN là công cụ quan trọng của Nhà nước để điều chỉnh vĩ mô đối với toàn bộ đời sống
    kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia.
    NSNN được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm huy
    động cao nhất mọi nguồn lực của nền kinh tế xã hội để phục vụ chiến lược phát triển kinh
    tế xã hội.
    Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới quản lý kinh tế, quản lý
    NSNN đã có những đổi mới và mang lại những kết quả bước đầu rất quan trọng, tuy
    nhiên thực tiễn đời sống kinh tế xã hội cũng đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi công
    tác quản lý ngân sách phải được tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hơn nữa.
    Vĩnh Phúc là một tỉnh mới được tái lập từ 01/01/1997, chủ yếu là thuần nông,
    nguồn thu ngân sách rất hạn chế trong khi nhu cầu chi đòi hỏi cao, công tác quản lý
    NSNN càng phải được chú trọng để khơi dậy, khai thác nguồn thu, phân bổ hợp lý đáp
    ứng yêu cầu chi nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài "Một số
    vấn đề về đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc" làm luận
    văn nghiên cứu với mong muốn được đóng góp phần nhỏ vào các vấn đề trên.
    2- Tình hình nghiên cứu
    Đã có một số công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến chủ đề quản lý
    NSNN như:
    - Ngân sách nhà nước của tác giả Lê Văn ái, Nxb Thống kê, Hà Nội; 1992.
    - Ngân sách nhà nước trong sự phát triển nền kinh tế hàng hóa ở nước ta hiện
    nay. Luận án PTS khoa học kinh tế của tác giả Trần Văn Ngọc - Học viện Chính trị Quốc
    gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; 1994.
    - Đổi mới ngân sách nhà nước của tác giả Tào Hữu Phùng, Nguyễn Công
    Nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội; 1992.
    - Các chủ trương và giải pháp tài chính, ngân sách nhằm kìm chế và đẩy lùi lạm
    phát năm 1995 của tác giả Tào Hữu Phùng, Tạp chí Tài chính số 3/1995 .
    Các công trình nghiên cứu đó đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về quản
    lý NSNN. Tuy nhiên chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu đổi mới quản lý ngân
    sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
    3-Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Luận án đặt ra 3 mục đích cơ bản sau:
    -Hệ thống hoá một số lý luận chung về quản lý NSNN, nghiên cứu kinh nghiệm
    quản lý ngân sách ở một số nước, qua đó rút ra bài học thực tiễn và sự cần thiết phải tiếp
    tục đổi mới quản lý NSNN ở Vĩnh Phúc.
    -Phân tích thực trạng quản lý NSNN hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc,
    làm rõ tính đặc thù và những mặt tích cực, mặt yếu kém, nguyên nhân và những bài
    học kinh nghiệm trong công tác quản lý NSNN ở Vĩnh Phúc.
    -Đề xuất giải pháp đổi mới quản lý NSNN ở tỉnh Vĩnh Phúc, góp phần đổi mới
    cơ chế chính sách quản lý NSNN toàn quốc nói chung.
    4-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Luận án tập trung nghiên cứu về phân cấp quản lý và điều hành ngân sách trên
    địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Về thời gian; Luận án tập trung nghiên cứu từ khi tái lập tỉnh đến
    nay (1997 - 1999).
    5-Phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng những phương pháp chung như duy vật biện chứng và duy vật
    lịch sử. Trong quá trình tổng hợp, phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý NSNN,
    luận án dùng phương pháp điều tra, phân tổ, thống kê kinh nghiệm, tổng hợp và phân
    tích hệ thống để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu.
    6-Những đóng góp của Luận án
    Luận án góp phần tổng hợp và làm rõ những vấn đề lý luận về NSNN, sự cần
    thiết khách quan phải đổi mới NSNN.
    Từ những nét chung về công tác quản lý ngân sách ở nước ngoài, rút ra những
    bài học kinh nghiệm cho việc tăng cường và hoàn thiện quản lý NSNN ở nước ta.
    Khái quát thực trạng quản lý NSNN ở tỉnh Vĩnh Phúc, những mặt được và những
    mặt còn chưa được. Tìm nguyên nhân để có biện pháp xử lý phù hợp.
    Đề xuất những giải pháp đổi mới công tác quản lý thu, chi NSNN ở Vĩnh Phúc.
    7-Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 3 chương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...