Tài liệu Một số vấn đề về điều kiện nuôi con nuôi.

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số vấn đề về điều kiện nuôi con nuôi.


    TS. NGUYỄN PHƯƠNG LAN – Khoa Luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội
    Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có quy định về điều kiện nuôi con nuôi. Tuy nhiên có thể thấy, quy định về điều kiện nuôi con nuôi chưa có sự thống nhất trong các văn bản pháp luật, chưa rõ ràng, còn quá đơn giản, chưa phản ánh và phù hợp với bản chất của quan hệ cho – nhận con nuôi. Trong bài viết này chúng tôi muốn trao đổi một số ý kiền về việc cần thiết phải sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn các quy định về điều kiện nuôi con nuôi, nhằm đảm bảo việc nuôi con nuôi đúng với bản chất của nó.
    Trước hết cần nhận thức rằng, việc cho – nhận trẻ em làm con nuôi chỉ thực sự cần thiết và vì lợi ích của trẻ em được cho làm con nuôi khi trẻ em đó không thể được nuôi dưỡng, chăm sóc trong gia đình ruột thịt của mình vì những lý do nhất định. Chỉ khi đó việc cho – nhận trẻ em làm con nuôi mới phù hợp với quyền của trẻ em được sống trong gia đình, phù hợp với nguyên tắc: “Trẻ em không bị buộc cách ly khỏi cha mẹ trái với ý muốn của cha mẹ, trừ trường hợp một sự cách ly như thế là cần thiết cho lợi ích tốt nhất của trẻ em”(1). Ngay cả trong trường hợp phải cách ly khỏi cha mẹ thì ý muốn của trẻ em cũng phải được quan tâm trước tiên khi trẻ em có khả năng thể hiện ý chí của mình, Vì vậy, việc đưa trẻ em ra khỏi gia đình ruột thịt của mình để làm con nuôi người khác chỉ có thể xuất phát từ lợi ích của chính trẻ em. Do đó, quy định về các điều kiện của việc cho – nhận con nuôi phải xuất phát từ nguyên tắc cơ bản này.
    Xuất phát từ bản chất của việc cho – nhận con nuôi là xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và trẻ em được nhận làm con nuôi nên việc nuôi con nuôi phải đáp ứng được các điều kiện nhất định do pháp luật quy định. Các điều kiện đó vừa phải đảm bảo việc cho – nhận con nuôi là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, đồng thời đảm bảo tạo ra môi trường gia đình tốt nhất cho việc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em được nhận làm con nuôi. Do đó, các điều kiện cho – nhận con nuôi cần được xem xét từ các góc độ sau:
    1. Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi
    Theo pháp luật hiện hành, điều kiện của người được nhận làm con nuôi chỉ bị ràng buộc bởi độ tuổi. Theo quy định tại Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, người được nhận làm con nuôi là người từ 15 tuổi trở xuống, trừ trường hợp con nuôi là người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn. Tuy nhiên pháp luật không quy định độ tuổi tối đa của người làm con nuôi trong những trường hợp này. Có thể thấy, quy định này mặc dù phản ánh truyền thống đạo đức của dân tộc nhưng có phần không phù hợp với thực tế, với bản chất của việc nuôi con nuôi. Việc nuôi con nuôi trước hết hướng tới đối tượng là trẻ em không được nuôi dưỡng, chăm sóc trong gia đình ruột thịt nên việc nuôi con nuôi là vì lợi ích của trẻ em được nhận nuôi. Với quy định người trên 15 tuổi cũng có thể được nhận làm con nuôi mà không giới hạn độ tuổi tối đa là quá mở rộng diện những người có thể được nhận làm con nuôi. Điều đó không phù hợp với thực tế đời sống nên không có tính khả thi.
    Mặt khác, việc chỉ quy định độ tuổi mà không kèm theo bất cứ điều kiện nào khác của người được cho làm con nuôi đã dẫn đến nhận thức rằng mọi trẻ em từ 15 tuổi trở xuống đều có thể được cho làm con nuôi. Điều này là không phù hợp với bản chất của việc cho – nhận con nuôi là chỉ cho trẻ em làm con nuôi khi trẻ em đó không thể được chăm sóc, nuôi dưỡng trong gia đình ruột thịt. Do đó, với quy định này đã dẫn đến hiện tượng lợi dụng việc cho – nhận con nuôi nhằm những mục đích trục lợi khác, mà không nhằm xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi. Ví dụ, việc cho trẻ em làm con nuôi của người thương binh, người có công với cách mạng để được hưởng các chế độ đãi ngộ của nhà nước dành cho thân nhân của các đối tượng này, nhưng trẻ em được nhận nuôi vẫn sống ở nhà cha mẹ đẻ, quan hệ cha mẹ và con không được xác lập, thực hiện trên thực tế giữa người nhận nuôi và trẻ em được nhận nuôi Để khắc phục hiện tượng này, Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 và Thông tư số 08/2006/TT-BTP ngày 8/12/2006 đã quy định rõ hơn về điều kiện của trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài. Theo quy định tại các văn bản này, thì trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi, trẻ em bị tàn tật, khuyết tật, mất năng lực hành vi dân sự, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo khác đang sống tại các cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp hoặc sống tại gia đình. Trong trường hợp trẻ em đang sống tại gia đình mà có quan hệ họ hàng với người xin nhận con nuôi thì chỉ giải quyết cho làm con nuôi của cô, cậu, dì, chú, bác (bên nội hoặc bên ngoại) ở nước ngoài, “nếu trẻ em đó bị mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị mồ côi mẹ hoặc cha, còn người kia không có khả năng lao động và không có điều kiện để nuôi dưỡng trẻ em đó; trường hợp trẻ em còn cha, mẹ nhưng cả cha và mẹ đều không có khả năng lao động và không có điều kiện để nuôi dưỡng trẻ em đó, thì trẻ em cũng được giải quyết cho làm con nuôi. Trong trường hợp trẻ em tuy có quan hệ họ hàng với người xin nhận con nuôi, nhưng trẻ em đó còn cả cha và mẹ, sức khoẻ của trẻ em và của cha mẹ bình thường, cha mẹ vẫn có khả năng lao động và có điều kiện để bảo đảm chăm sóc con mình tại Việt Nam, thì không giải quyết cho làm con nuôi ở nước ngoài”(2). Có thể thấy, quy định như vậy là cần thiết và phù hợp với bản chất của việc nuôi con nuôi, tuy nhiên điều kiện đó không chỉ đặt ra trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, mà cần được coi là một điều kiện chung đối với người được nhận nuôi. Pháp luật của các nước như Trung Quốc, Philippin bên cạnh độ tuổi, đều quy định những điều kiện cụ thể về hoàn cảnh của trẻ em có thể được cho làm con nuôi, chỉ khi đó việc cho trẻ em đó làm con nuôi mới thực sự cần thiết và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em(3). Ví dụ: pháp luật Trung Quốc quy định: trẻ em dưới 14 tuổi bị mồ côi, bị bỏ rơi, trẻ trong gia đình khó khăn không có khả năng nuôi dưỡng có thể được cho làm con nuôi (Điều 4 Luật nuôi con nuôi của nước CHND Trung Hoa ngày 4/11/1998, có hiệu lực từ ngày 1/4/1999).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...