Chuyên Đề Một số vấn đề về dân tộc và miền núi ở nước ta

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1. DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI TRONG SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN ĐẤTNƯỚC
    1.1.1. Khái niệm về Dân tộc và Miền núi
    Hiện nay, khái niệm “dân tộc” còn có nhiều ý kiến khác nhau. Điều đó một phần là do vấn đề dân tộc được xem xét từ nhiều quan điểm, lập trường và giác độ khác nhau; phần khác là do hiện thực phong phú, phức tạp của các loại hình dân tộc đang tồn tại ở các quốc gia, khu vực trên thế giới. Sự phong phú, phức tạp đó làm cho nhiều định nghĩa được nêu ra, cho đến nay chưa diễn đạt được đầy đủ, trọn vẹn các thuộc tính của các loại hình dân tộc đã xuất hiện trên thế giới. Tìm kiếm một định nghĩa chuẩn xác về dân tộc đang là đòi hỏi của lý luận và thực tiễn, cần được quan tâm.
    Từ điển Bách khoa Việt Nam đưa ra định nghĩa như sau:
    1. Dân tộc (nation) hay quốc gia dân tộc là một cộng đồng chính trị - xã hội được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, ban đầu được hình thành do sự tập hợp của nhiều bộ lạc và liên minh bộ lạc, sau này của nhiều cộng đồng mang tính người (ethnie) của bộ phận tộc người. Tính chất của dân tộc phụ thuộc vào những phương thức sản xuất khác nhau
    2. Dân tộc (ethnie) còn đồng nghĩa với cộng đồng mang tính tộc người Cộng đồng này có thể là bộ phận chủ thể hay thiểu số của một dân tộc (nation) sinh sống ở nhiều quốc gia dân tộc khác nhau được liên kết với nhau bằng những đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa và nhất là ý thức tự giác tộc [35, tr. 655].
    Từ điển Tiếng Việt nêu định nghĩa dân tộc như sau:
    1. Cộng đồng người hình thành trong lịch sử có chung một lãnh thổ, các quan hệ kinh tế, một ngôn ngữ văn học và một số đặc trưng văn hóa và tính cách
    2. Tên gọi chung những cộng đồng người cùng chung một ngôn ngữ, lãnh thổ, đời sống kinh tế và văn hóa, hình thành trong lịch sử từ sau bộ lạc
    3. Cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung [50, tr. 255].
    Và định nghĩa dân tộc thiểu số như sau: "Dân tộc chiếm số ít so với dân tộc chiếm số đông nhất trong một nước có nhiều dân tộc".
    Giáo trình triết học Mác - Lênin, do Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ sách khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh xuất bản, nói về khái niệm dân tộc như sau:
    Khái niệm dân tộc thông thường được dùng để chỉ hầu như tất cả các hình thức cộng đồng người (bộ lạc, bộ tộc, dân tộc). Cần phân biệt "dân tộc" theo nghĩa rộng trên đây với "dân tộc" theo nghĩa khoa học: đó là hình thức cộng đồng người cao hơn các hình thức cộng đồng trước đó, kể cả bộ tộc.
    Cũng như bộ tộc, dân tộc là hình thức cộng đồng người gắn liền với xã hội có giai cấp, có nhà nước và các thể chế chính trị. Dân tộc có thể từ một bộ tộc phát triển lên, song, đa số trường hợp được hình thành trên cơ sở nhiều bộ tộc và tộc người hợp nhất lại. Từ hình thức cộng đồng trước dân tộc phát triển lên dân tộc là một quá trình vừa có tính liên tục vừa là bước nhảy vọt lớn [34, tr. 475-476].
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...