Tài liệu Một số vấn đề về công tác pháp chế trong doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC PHÁP CHẾ TRONG DOANH NGHIỆP




    1. Vì sao phải có tổ chức pháp chế trong doanh nghiệp?
    Hoạt động của doanh nghiệp nói chung gắn liền với thị trường và chịu sự chi phối của quy luật cạnh tranh, ở Việt Nam tuỳ môi trường hoạt động mà tác động của quy luật này biểu hiện ở nhiều cấp độ trong các thành phần kinh tế khác nhau.
    Kể từ 2 năm trở lại đây, khi Việt Nam chính thức ra nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) thì hơn lúc nào hết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp muốn thành công, phát triển bền vững không thể không tuân thủ các quy định của pháp luật và những cam kết quốc tế.


    Đối với mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào sân chơi WTO thì lúc này chính là thời điểm thích hợp cần nghiên cứu thành lập một bộ phận chuyên nghiệp độc lập làm công tác pháp chế để tư vấn, tham mưu giúp lãnh đạo doanh nghiệp vận dụng hợp lý đường lối, chính sách của nhà nước, tìm hiểu đối tác làm ăn để nắm bắt kịp thời cơ và hạn chế rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
    Tổ chức pháp chế trong doanh nghiệp chính là bộ phận tư vấn, hỗ trợ lãnh đạo doanh nghiệp khắc phục những sai sót trong quá trình thực thi nhiệm vụ, là cầu nối giữa doanh nghiệp với các công ty luật, các tổ chức tư vấn pháp chế để tham kiến hoặc thuê tư vấn pháp luật khi những vấn đề vượt tầm kiểm soát nội bộ.
    Trong những năm gần đây, với chính sách thu hút đầu tư nhằm phát triển nền kinh tế đất nước, Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản luật liên quan hoạt động kinh tế, cùng với đó là hàng loạt các nghị định, thông tư, quyết định hướng dẫn thi hành luật, ngoài ra, một số bộ luật đã ban hành cũng được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và cam kết quốc tế. Điều này cho thấy sự cần thiết của bộ phận pháp chế chuyên trách giúp lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt kịp thời những quy định của pháp luật để vận dụng những chính sách đó vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    Với những tập đoàn, tổng công ty, và những doanh nghiệp có quy mô lớn thì bộ phận pháp chế được thành lập do quy mô sản xuất ngày càng phát triển, phạm vi kinh doanh ngày càng mở rộng, nhiều hợp đồng hợp tác kinh doanh lớn có liên quan tới yếu tố nước ngoài, nhiều dự án đầu tư phải tiến hành đấu thầu quốc tế phải thuê các công ty luật, công ty tư vấn giám sát dự án đầu tư. Hoạt động này càng ngày càng trở nên phổ biến khi có nhiều doanh nghiệp đã gặp những rủi ro trong quá trình làm ăn với các đối tác nước ngoài do thiếu hiểu biết về luật pháp, tập quán kinh doanh của mỗi quốc gia và thông lệ quốc tế. Do đó, doanh nghiệp rất cần thiết phải có một tổ chức pháp chế vừa giúp lãnh đạo những vấn đề thuộc phạm vi pháp luật vừa làm đầu mối quan hệ với các tổ chức tư vấn chuyên môn, tư vấn luật để đảm bảo về mặt pháp lý. Mục tiêu chính của doanh nghiệp khi thành lập ra tổ chức pháp chế là giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn an toàn trong hành lang pháp lý.
    2. Những thuận lợi khi doanh nghiệp có tổ chức pháp chế:
    - Có bộ phận chuyên trách chuyển tải kiến thức pháp luật vào đời sống doanh nghiệp, từng bước mở rộng và nâng dần hệ thống tri thức pháp luật cho người lãnh đạo doanh nghiệp và cán bộ, công nhân, viên chức của doanh nghiệp đó. Điều này giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật trên cơ sở chuyển biến ý thức, hành vi chấp hành pháp luật từ tự phát sang tự giác.
    - Xây dựng lòng tin của doanh nghiệp vào pháp luật khi pháp luật thực sự bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, đảm bảo sự công bằng và tổ chức pháp chế hoạt động như một cầu nối giữa việc gắn thực thi pháp luật với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
    Tổ chức pháp chế doanh nghiệp với chức năng của mình sẽ giúp doanh nghiệp có sự chặt chẽ trong quá trình kinh doanh, đồng thời nắm bắt nhiều cơ hội kinh doanh, hạn chế rủi ro trong hoạt động của mình.
    Xuất phát từ những ưu điểm trên mà tại nhiều doanh nghiệp, tổ chức pháp chế đã trở thành địa chỉ gần gũi với các doanh nghiệp thành viên, những ý kiến tư vấn đưa ra thực sự mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, tạo được sự tín nhiệm của lãnh đạo.
    3. Tổ chức pháp chế trong doanh nghiệp thực hiện chức năng, nhiệm vụ gì?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...