Tiểu Luận Một số vấn đề về công tác kiểm soát trong doanh nghiệp ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số vấn đề về công tác kiểm soát trong doanh nghiệp ở Việt Nam

    LỜI MỞ ĐẦU

    Nền kinh tế thị trường với sự định hướng theo con đường XHCN mà Đảng và Nhà nước ta đang vận hành hết sức sôi động, nền kinh tế đang đi vào tăng trưởng càng tạo ra nhiều ngành nghề, công ăn việc làm cho người dân và thu nhập bình quân đầu người tăng, ổn định trước sự thay đổi tác động cả bên ngoài, bên trong đất nước. Đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, tình hình chính trị xã hội tương đối ổn định.
    Điều đó có được kể từ khi đất nước chúng ta thực hiện chính sách mở cửa, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, cho các doanh nghiệp các nhà đầu tư có môi trường tốt để kinh doanh, đầu tư. Nhân tố chính tạo nên sự vượt bậc đó là sự phát triển không ngừng các loại hình doanh nghiệp, các hình thức kinh doanh tiên tiến và hiện đại, đó là sự ăn lên làm ra có lợi nhuận tốt của các doanh nghiệp chủ đầu tư bên. Chúng ta đều thấy được vai trò cực kỳ quan trọng của hệ thống doanh nghiệp trong nền kinh tế đất nước; có thể nói xã hội hiện đại là xã hội doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài chức năng tạo ra của cải, hàng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng, tạo sự thịnh vượng cho nền kinh tế nếu doanh nghiệp kinh doanh tốt, còn nếu kinh doanh kém nó tạo ra sự rối loạn trong nền kinh tế và cả xã hội. Vì thế nhà nước cần phải có chiến lược định hướng cho các loại hình doanh nghiệp.
    Nhưng trước hết bản thân các doanh nghiệp cũng phải xác định đúng chiến lược phát triển của mình ở tầm toàn doanh nghiệp hay ở các đơn vị, các cấp chức năng, hay ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình quản lý doanh nghiệp. Để doanh nghiệp có thể kinh doanh phát đạt đòi hỏi không chỉ sự lỗ lực của mọi thành viên trong doanh nghiệp mà còn phải thực hiện thật tốt các nhiệm vụ chính như: Lập kế hoạch kinh doanh chu đáo như thế nào? thực hiện ra sao, cần tổ chức lãnh đạo những gì? và công tác kiểm tra kiểm soát phải thực hiện như thế nào? để đảm bảo thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra.
    Kiểm soát là một giai đoạn của quá trình quản lý, nó được xem xét ở mức độ doanh nghiệp và bản thân nó cũng là quá trình liên tục là một trong những chức năng rất quan trọng. Thông qua công tác kiểm soát có thể kiểm định, điểu chỉnh hoạt động quản trị ở các lĩnh vực nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
    Để có thể thực hiện tốt công tác kiểm soát cần có sự đòi hỏi khác nhau về con người, phương tiện, công cụ, phương pháp kiểm soát sao cho phù hợp. Bên cạnh đó cũng phải có sự kiểm tra kiểm soát về nhiệm vụ trách nhiệm của các cấp quản lý và của người lao động trong doanh nghiệp.
    Được sự hướng dẫn của thầy Phạm Vũ Thắng em nghiên cứu đề tài “Một số vấn đề về công tác kiểm soát trong doanh nghiệp ở Việt Nam” với kết cấu đề tài như sau:
    Chương I: Tính tất yếu và mục đích của công tác kiểm soát trong doanh nghiệp.
    Chương II: Trình tự, nội dung của công tác kiểm soát.
    Chương III: Hình thức và phương pháp kiểm soát.
    Chương IV: Hệ thống kiểm soát trong doanh nghiệp.
    Mặc dù đề tài này được xem xét ở tầm vi mô song chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự chỉ bảo thêm của các thầy các cô. Trước khi đi vào phần nội dung, em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Vũ Thắng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề án này.

    mục lục
    Lời mở đầu 1
    Chương I: tính tất yếu và mục đích của kiểm soát trong doanh nghiệp 3

    1. Khái niệm 3
    2. Mục đích cơ bản của kiểm soát 3
    3. Tính tất yếu của hoạt động kiểm soát trong doanh nghiệp 4

    Chương II: Trình tự và nội dung 5của công tác kiểm soát 5
    1. Trình tự của quá trình kiểm soát 5
    2. Nội dung kiểm soát 8
    3. Mối quan hệ giữa kiểm soát và các hoạt động trong doanh nghiệp 12

    Chương III: Hình thức và phương pháp kiểm soát 13
    1. Các hình thức kiểm soát 13
    2. Phương pháp kiểm soát 14
    3. Dụng cụ và phương tiện kiểm soát 18

    Chương IV: Hệ thống kiểm soát trong doanh nghiệp 19
    1. Trong các doanh nghiệp nhà nước 21
    2. Trong công ty trách nhiệm hữu hạn 23
    3. Trong công ty cổ phần 24
    4.Trong công ty hợp doanh và doanh nghiệp tư nhân 26
    5. Kiểm soát của cơ quan thuế 27
    6. Kiểm soát của cơ quan tư pháp 27

    Tài liệu tham khảo 30
     
Đang tải...