Tiểu Luận Một số vấn đề về công tác BDHSG môn Địa lí ở trường THCS

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

    1. Lí do khách quan:
    Như chúng ta đã biết chất lượng giáo dục hiện đang là một trong những vấn đề bức xúc của toàn xã hội vì muốn hiện đại hoá nền kinh tế trước hết cần có những con người có kiến thức vững vàng thì mới có năng lực sáng tạo, linh hoạt trong mọi công việc mà đội ngũ học sinh giỏi ở trường THCS chính là nguồn cung cấp cho đất nước những công dân tài đức vẹn toàn trong tương lai. Vậy: Làm thế nào để khai thác hết khả năng tiềm năng trong mỗi con ngừơi? Làm thế nào để xây dựng đội ngũ học sinh giỏi cho các bộ môn? Đó chính là nhiệm vụ của mỗi giáo viên bộ môn, đó chính là điều mà bất kì người thầy tâm huyết với bộ môn nào cũng phải suy nghĩ.

    2. Lí do chủ quan:
    Đối với bất cứ môn học nào, học sinh giỏi không chỉ giới hạn trong việc tiếp thu kiến thức, mà cần phải biết học tập và nghiên cứu theo đúng hướng với đặc trưng và phương pháp của từng bộ môn. Quan niệm cho rằng môn Địa Lí chỉ cần “học thuộc” là chưa đủ, chưa chính xác và hoàn toàn sai lầm. Chúng ta đều biết Địa Lí là môn khoa học có đối tượng nghiên cứu phong phú và phức tạp. Các đối tượng địa lí phân bố không chỉ trên bề mặt đất, mà cả trong không gian, trong lòng đất, và trong cả các lĩnh vực nhân văn, kinh tế, xã hội của từng vùng, từng quốc gia và trên quy mô toàn cầu.
    Hơn nữa, các hiện tượng ấy ở đâu và bao giờ cũng phát sinh, tồn tại và phát triển một cách độc lập, nhưng lại luôn có quan hệ hữu cơ với nhau, chính vì vậy, người dạy và người học Địa Lí đều cần có phương pháp tư duy, phân tích xét đoán các hiện tượng Địa Lí theo quan điểm hệ thống.
    Học giỏi môn Địa Lí không chỉ dừng ở yêu cầu là hiểu khái niệm, hiểu các quy luật Địa Lí tự nhiên, Địa Lí kinh tế xã hội, mà còn cần phải biết nhận thức, liên kết các yếu tố Địa Lí trong mối quan hệ hữu cơ, quan hệ qua lại giữa các hiện tương Địa Lí với nhau (tự nhiên với tự nhiên, tự nhiên với kinh tế xã hội).
    Một trong những năng lực sư phạm của GV ngoài giảng dạy, truyền thụ những kiến thức cơ bản, toàn diện, khoa học, phổ thông .cho học sinh, người GV còn phải có năng lực đào tạo mũi nhọn, tìm kiếm,phát hiện, bồi dưỡng những nhân tài trong phạm vi thuộc môn mình phụ trách. Việc làm ấy có ý nghĩa thiết thực trong chiến lược phát triển con người mà Đảng ta đang quan tâm và chỉ đạo thực hiện ngày nay.
    Xuất phát từ những lí do trên, hôm nay tôi xin phép được trình bày những công việc mà tôi đã thực hiện được trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn và tạm gọi là những kinh nghiệm nhỏ trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa lí.



    PHẦN HAI
    NỘI DUNG THỰC HỆN

    I. NHỮNG KINH NGHIỆM PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN DỊA LÍ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY TRÊN LỚP :

    Đối với học sinh thuộc lớp nào, khối nào, trường nào, hoặc môn học nào cũng đều có sự phân hoá về trình độ hiểu biết và năng lực học tập. Vì thế việc phân loại đối tượng học sinh để có phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng là việc làm rất cần thiết đối với người GV trong công tác giảng dạy của mình.
    Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa Lí cũng không nằm ngoài cái nền chung ấy. Nếu phát hiện đúng được đối tượng phù hợp để bồi dưỡng thì kết quả mới cao. Muốn vậy, theo tôi cần lưu ý những vấn đề sau :
    1. Để phát hiện được học sinh giỏi phải qua nhiều năm theo dõi tiến hành ngay từ lớp đầu cấp học (lớp 6)
    2. Thông qua giờ giảng và học trên lớp, bằng những câu hỏi nâng cao và những kĩ năng thực hành, kết hợp với những bài kiểm tra đánh giá nhằm phát hiện đúng đối tượng.
    3. Ngoài năng lực học bài và nhớ kĩ bài học, học sinh giỏi được chọn cần phải có những kĩ năng tối thiểu như:
    - Hiểu và nắm chắc đượcnhững biểu tượng và khái niệm Địa Lí cơ bản như:
    + Càng lên cao khí áp càng giảm, nhiệt độ càng tăng thì khí áp càng giảm .
    + Kiểu khí hậu lục địa có các đặc tính: Có sự chênh lệch lớn về nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa các mùa , khí hậu nhìn chung là khô khan , lượng mưa hàng năm thấp
    - Có kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ và ngoài thực địa, kĩ năng vẽ, phân tích và nhận xét các loại biểu đồ cơ bản như biểu đồ đường, biểu đồ hình tròn, hình cột , hình vuông . một cách đầy đủ và chính xác.
    - Từ những kiến thức và kĩ năng cơ bản như trên, sau đó trong quá trình bồi dưỡng các em sẽ được nâng cao hơn về năng lực nghiên cứu địa lí như: Biết xử lí, phân tích các kĩ năng thực hành như viết, vẽ, nhận xét, phân tích các loại biểu đồ, bản đồ và sử dụng At lat Địa lí Việt Nam một cách thành thạo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...