Luận Văn Một số vấn đề về cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt nam trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    lời nói đầu

    Công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta trong hơn mười năm qua đã tạo cho đất nước một bộ mặt mới, sức sống mới mà thành công nổi bật nhất của điều tiết vĩ mô là đã kiểm soát và duy trì được lạm phát ở mức độ thấp trong điều kiện nền kinh tế có tăng trưởng khá. Đóng góp cho thành công đó không thể không đề cập đến việc vận dụng có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, trong đó lãi suất tín dụng là một công cụ hết sức quan trọng và được coi là nhạy cảm nhất trong các công cụ của chính sách tiền tệ. Lãi suất tín dụng có tác động to lớn đến việc điều tiết mức cung tiền, mở rộng hay thu hẹp đầu tư, khuyến khích hay hạn chế huy động vốn, từ đó tác động đến tăng trưởng kinh tế, giá trị đồng nội tệ, tạo thuận lợi hay khó khăn cho hoạt động ngân hàng. Vai trò của lãi suất ngày càng trở nên quan trọng và chắc chắn vai trò của nó còn được coi trọng hơn nữa cùng tiến trình toàn cầu hoá nền kinh tế.
    Từ khi đổi mới hoạt động ngân hàng, do ý thức được lãi suất là công cụ quan trọng để điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, Chính phủ, NHNN đã có những bước cải cách quan trọng về lãi suất, dần khắc phục được những tình trạng cứng nhắc, thiếu linh hoạt và chưa điều tiết hoàn toàn theo quan hệ cung cầu làm cho độ nhạy cảm của nền kinh tế với lãi suất chưa cao, công cụ lãi suất chưa phát huy được hết vai trò, chức năng của mình.Chính vì vậy, Chính phủ và NHNN không ngừng cải cách cơ chế điều hành lãi suất và mới đây theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW Đảng khóa IX về đẩy nhanh CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001-2010 và theo quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/05/2002 của Thống đốc NHNNVN từ ngày 01/06/2002 lãi suất cho vay bằng đồng Việt nam đã được thực hiện hoàn toàn theo cơ chế lãi suất thoả thuận nhằm giảm bớt sự can thiệp hành chính của NHNN với các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng tăng quyền chủ động trong kinh doanh và quản lý kinh doanh có hiệu quả, góp phần thúc đẩy thị trường tài chính - tiền tệ ngày càng phát triển.
    Qua tìm hiểu về quá trình điều hành lãi suất từ khi đổi mới đến nay và quyết định mới nhất về tự do hóa lãi suất của NHNN em đã chọn " Một số vấn đề về cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt nam trong giai đoạn hiện nay " làm đề tài khoá luận tốt nghiệp cho mình.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm 3 chương:
    Chương 1 : Khái quát chung về lãi suất và cơ chế tự do hóa lãi suất .
    Chương II : Thực trạng điều hành công cụ lãi suất Ngân hàng ở Việt nam trong thời gian qua.
    Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện thêm chính sách lãi suất hiện nay của Việt nam.
    Do hạn chế về trình độ, thời gian cũng như tài liệu tham khảo nên khoá luận này còn nhiều thiếu sót, vậy em kính mong các thầy cô và các bạn nhận xét góp ý để bài viết thêm chặt chẽ, đầy đủ.
    Qua đây em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa KTNT cùng toàn thể các thầy cô giáo đã dìu dắt và truyền đạt cho em những kiến thức, năng lực phẩm chất để hoàn thành khóa học. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Lê Thị Thanh - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
    Em xin chân thành cảm ơn!







    Kết luận


    Đất nước ta đang trong quá trình chuyển mình từ một nước nghèo, trình độ dân trí còn thấp tiến đến CNH-HĐH, hội nhập với nền kinh tế thế giới trong tiến trình toàn cầu hoá. Chúng ta đã khởi xướng hàng loạt những thay đổi về chính sách để chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang một nền kinh tế theo định hướng thị trường. Và chúng ta cũng đạt được những thành tựu lớn, đầy ấn tượng: đẩy lùi lạm phát, thoát khỏi những khủng hoảng kinh tế, giảm mạnh tình trạng đói nghèo, vượt qua những " cơn sóng gió ", những " cú sốc " lớn về kinh tế, đạt được tăng trưởng kinh tế cao, duy trì ổn định kinh tế- xã hội, mở rộng công ăn việc làm cả đô thị lẫn nông thôn. Điều đó nói lên rằng chính sách đổi mới của chúng ta trong thời gian qua là đúng với hoàn cảnh lịch sử của đất nước và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
    Đánh giá về chính sách lãi suất tín dụng của Việt nam một cách khách quan trong thời gian qua chúng ta không thể phủ nhận rằng chính sách lãi suất đã có tác động to lớn trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế và xã hội khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
    Chúng ta tin tưởng rằng với những thay đổi và điều chỉnh chính sách lãi suất được nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng, cách quản lý nền kinh tế dựa trên cơ sở những dự đoán, phân tích cùng với sự phối hợp chặt chẽ với các công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô kinh tế nước ta sẽ ngày càng phát triển và chúngta đủ sức cạnh tranh trong môi trường kinh tế mới. Chúng ta sẽ gặt hái được nhiều thành tựu, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và chúng ta sẽ nhanh chóng trở thành một nước CNH-HĐH.






    Tài liệu tham khảo


    1. Giáo trình kinh tế học tiền tệ- ngân hàng, Trịnh Thị Mai Hoa-NXB Đại học Quốc gia Hà nội, 1999
    2. Kinh tế đối ngoại, PGS-TS Võ Thanh Thu-NXB Thống kê,1998
    3. Quản trị tài chính quốc tế, Alan C.Shapiro-NXB Thống kê,1999
    4. Tiền và hoạt động ngân hàng, Lê Vinh Danh-NXB Chính trị Quốc gia, 1997
    5. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Frederic S.Mishkin-NXB Khoa học kỹ thuật Hà nội 2001
    6. Kinh tế học vĩ mô, NXB Khoa học kỹ thuật,1998
    7. Luật ngân hàng Nhà nước Việt nam và Luật các TCTD tháng 12/1997
    8. Tài liệu hội thảo bàn về cho vay theo lãi suất thoả thuận của NHNNVN, tháng 6/2002.
    9. Tài liệu hội thảo định hướng điều hành lãi suất cơ bản của NHNNVN, tháng 1/1999.
    10. Báo cáo NHNN Việt nam, các năm từ 1994-2001.
    11. Thời báo ngân hàng các số trong năm 2001-2002.
    12. Thời báo kinh tế Việt nam 2000-2002.
    13. Tạp chí ngân hàng số Xuân 2002;5/2002; 6/2002; 7/2002; 9/2002; 8/2002
    14. Tạp chí thị trường Tài chính - tiền tệ trong năm 2001-2002.
    15. Báo cáo chuyên đề:" Một số vấn đề về lãi suất cơ bản ", Nguyễn Đồng Tiến ngày 15/2/2001.
    16. Thời báo kinh tế các số năm 2000-2002.
    17. Ngân hàng Nhà nước- Quá trình xây dựng và phát triển, NXB Chính trị quốc gia, 1996.

    Mục Lục



    Lời nói đầu
    Chương I: Khái quát chung về lãi suất và cơ chế tự do hoá lãi suất 1
    I. Khái quát chung về lãi suất 1
    1. Khái niệm lãi suất 1
    2. Các loại lãi suất chủ yếu 2
    3. Chức năng của lãi suất 7
    4. Vai trò của lãi suất tới nền kinh tế thị trường 7
    5. Các nhân tố ảnh hưởng lãi suất 12
    II. Tự do hoá lãi suất 17
    1. Khái niệm tự do hoá lãi suất 17
    2. Điều kiện tự do hoá lãi suất 18
    3. Vai trò của tự do hoá lãi suất trong việc phát triển nền kinh tế thị trường 19
    4. Kinh nghiệm của một số nước khi tự do hoá lãi suất 22
    Chương II: Thực trạng điều hành công cụ lãi suất ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian qua 29
    I. Quá trình điều hành công cụ lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam 29
    1. Giai đoạn 1991 - 1995 30
    2. Giai đoạn 1996 - 1999 39
    3. Giai đoạn 1999 đến nay 46
    II. Quá trình tự do hoá lãi suất của Việt Nam 55
    1. Quá trình đổi mới cơ chế điều hành lãi suất tín dụng để tiến tới tự do hoá lãi suất 55
    2. Tác động tích cực của việc thay đổi cơ chế lãi suất theo hướng thị trường 56
    3. Cơ chế điều hành 59
    4. Thuận lợi và khó khăn 62
    5. Thành công ban đầu 67
    Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện thêm chính sách lãi suất hiện nay của Việt Nam 69
    1. Củng cố, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng 71
    2. Phát huy vai trò của các công cụ gián tiếp 74
    3. Phát triển thị trường tài chính đặc biệt là thị trường chứng khoán 76
    4. Nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản lý và năng lực kiểm
    soát rủi ro của các TCTD 78
    5. Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý 79
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...