Tiểu Luận Một số vấn đề thực tiễn về quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Một số vấn đề thực tiễn về quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế
    Giới thiệu chung
    Ngày nay, hiện tượng xung đột pháp luật ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân
    như toàn cầu hóa, sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế, lưu thông hàng hóa và
    hiện tượng di cư . Những nhân tố này tất yếu làm nảy sinh các vấn đề đặc thù trong
    pháp luật về thừa kế.
    Sự không trùng nhau giữa nơi người để lại di sản chết và nơi có tài sản, hoặc giữa nơi
    có tài sản và nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản, là những yếu tố chính làm
    phát sinh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài.
    Người hoạt động thực tiễn về pháp luật sẽ gặp phải tình huống có nhiều hệ thống pháp
    luật khác nhau cùng được áp dụng. Đối với một vụ thừa kế, nếu như cơ quan tư pháp
    của hai hay nhiều nước được yêu cầu can thiệp trong việc kiểm tra di chúc, xác định
    phạm vi quyền của người thực hiện di chúc là người nước ngoài, v.v., thì chắc chắn sẽ
    có nhiều hệ thống pháp luật có thể được áp dụng. Bởi vì không chỉ các yếu tố làm căn
    cứ xác định thẩm quyền xét xử có thể khác nhau (nơi có tài sản, nơi cư trú của người
    để lại di sản, v.v.) mà các yếu tố được sử dụng để xác định luật áp dụng cũng khác
    nhau: quốc tịch của người để lại di sản, nơi cư trú của người để lại di sản, nơi có tài
    sản.
    Bên cạnh đó, các phương thức giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế cũng rất đa
    dạng: một số nước cho phép áp dụng nhiều hệ thống pháp luật đối với một quan hệ
    thừa kế (luật nơi có tài sản đối với bất động sản; luật nơi cư trú hoặc luật của nước mà
    người để lại di sản mang quốc tịch đối với động sản); một số nước khác lại chỉ cho
    phép áp dụng một hệ thống pháp luật thống nhất đối với quan hệ thừa kế, là luật của
    nước mà người để lại di sản mang quốc tịch hoặc luật nơi cư trú của người để lại di
    sản.
    Hơn nữa, phạm vi các vấn đề chịu sự điều chỉnh của pháp luật được dẫn chiếu cũng
    khác nhau giữa các nước: ở các nước theo hệ thống common law, pháp luật được dẫn
    chiếu để điều chỉnh quan hệ thừa kế không được áp dụng đối với vấn đề quản lý hoặc
    chuyển giao tài sản sản thừa kế, vì các vấn đề này chủ yếu chịu sự điều chỉnh của
    pháp luật của nước nơi có tòa án giải quyết vụ việc. Ngoài ra, giữa các nước cũng còn
    nhiều khác biệt lớn về các chính sách pháp luật trong nước, nhất là chính sách liên
    quan đến việc bảo vệ những người có quan hệ họ hàng, huyết thống với người để lại di
    sản, hoặc liên quan đến một số tài sản.
    Trong trường hợp cho phép áp dụng nhiều hệ thống pháp luật đối với cùng một quan
    hệ thừa kế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc dự kiến và ý nguyện của người để lại
    di sản không được tôn trọng và từ đó nảy sinh sự bất bình đẳng (Phần I). Trên thực
    tế, giữa những người thừa kế thường có sự thỏa thuận để giải quyết những khó khăn
    lớn nảy sinh. Làm thế nào để tránh xảy ra tình trạng này? Giải pháp áp dụng một hệ
    thống pháp luật thống nhất cho quan hệ thừa kế sẽ giúp cải thiện đáng kể tình hình,
    nhất là khi hệ thống pháp luật đó là do người lập di chúc lựa chọn (Phần II). Dù sao,
    chúng cũng cần xem xét một số vấn đề thực tiễn liên quan đến di chúc có yếu tố nước
    ngoài (Phần III) và thu thập chứng cứ (Phần IV).

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...