Tiểu Luận Một số vấn đề thực tiễn và lý luận trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số vấn đề thực tiễn và lý luận trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá

    LỜI NÓI ĐẦU
    Từ Đại hội Đảng lần thứ VIII đến nay, Đảng ta luôn xác định công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ. Thực hiện nhiệm vụ đó trong nhiều năm qua, nhất là những năm đổi mới chúng ta đã thu được nhiều thành tựu quan trọng tạo ra thế và lực mới chuyển sang một thời kỳ phát triển cao hơn đẩy tới một bước công nghiệp hoá nước nhà. Tuy nhiên trong quá trình công nghiệp hoá những năm trước đây do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân nóng vội chủ quan, đốt giai đoạn chúng ta đã mắc phải một số khuyến điểm sai lầm mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI và thứ VII đã vạch ra.
    Để có một xã hội như ngày nay không phải do tự nhiên mà có, nó do quá trình tích luỹ về lượng ngay từ khi loài người xuất hiện thì sản xuất thô sơ, đời sống không ổn định, cơ sở vật chất hầu như không có gì nhưng trải qua sự nỗ lực của con người tác động vào giới tự nhiên, cải biến nó thông qua lao động, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, giờ đây con người đã tạo ra được những thành công đáng kể. Thành tựu đạt được là do quy luật phát triển do tự thân vận động của con người trong toàn xã hội. Ngày nay công cuộc xây dựng các nước đã cố gắng rất nhiều trong cuộc cạnh tranh chạy đua về kinh tế ngày một toàn diện hơn, về các mặt quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, nền văn hoá và con người của xã hội đó. Công nghiệp hoá chính là con đường và bước đi tất yếu để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất hiện đại.
    Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn, hiện đại cũng là một quy luật chung, phổ biến với tất cả các nước. Tuy nhiên tuỳ từng nước khác nhau, do điểm xuất phát tiến lên khác nhau, mục tiêu phát triển không giống nhau nên cách thức tiến hành cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn, hiện đại không giống nhau. Đối với những nước có nền kinh tế kém phát triển như nước ta hiện nay (Nền sản xuất nhỏ, kỹ thuật thủ công là chủ yếu .) công nghiệp hoá là quá trình mang tính quy luật, tất yếu để tồn tại và phát triển nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại.
    Có tiến hành công nghiệp hoá chúng ta mới:
    - Xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
    - Mới tiến hành tái sản xuất mở rộng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, mới tích luỹ về lượng mới để xây dựng thành công nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
    - Mới tăng cường phát triển lực lượng giai cấp công nhân.
    - Mới củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
    - Mới góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc, xây dựng con người mới ở Việt Nam.
    Như vậy, công nghiệp hoá là xu hướng mang tính quy luật cả các nước đi từ một nền sản xuất nhỏ sang nền sản xuất lớn.
    Muốn tiếp tục phát huy thành tích, khắc phục yếu kém đẩy lùi nguy cơ tụt hậu về kinh tế, sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng một nước nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh, củng cố vững chắc độc lập chủ quyền quốc gia, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất ra đời phù hợp với quan hệ sản xuất mới thì không còn con đường nào khác là chúng ta phải đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một vấn đề rất rộng mở bao hàm nhiều mặt nội dung. Trong phạm vi bài viết này em xin đề cập đến các nội dung sau:

    I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ.
    1. Công nghiệp hoá là xu hướng mang tính quy luật của các nước đi lên từ nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn.
    2. Tính tất yếu phải tiến hành đồng thời công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở nước ta.
    II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ .
    1. Lý luận.
    a. Điều kiện và hoàn cảnh.
    b. Những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành.
    c. Phương hướng, mục tiêu, nội dung của công nghiệp ở Việt Nam.
    d. Những yêu cầu nảy sinh khi thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam.
    2. Thực tiễn:
    a. vai trò chỉ đạo hoạt động của thực tiễn. (Thực tiễn kiểm nghiệm)
    b. Tổng kết, hệ thống, khái quát hoá chỉ đạo của thực tiễn.
    III. Ý KIẾN TÁC GIẢ
    1. Giải pháp cơ bản để tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta hiện nay.
    2. Những vấn đề cần lưu ý khi thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá
     
Đang tải...