Tài liệu Một số vấn đề thủ tục giải quyết tranh chấp và vấn đề thi hành án về bồi thường thiệt hại do tài sản

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ VẤN ĐỀ THI HÀNH ÁN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO TÀI SẢN GÂY RA.
    TS. TRẦN ANH TUẤN – Khoa Pháp luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội
    Việc bồi thường thiệt hại đối với người bị thiệt hại trong các quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trong quan hệ về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra nói riêng là nhằm khắc phục thiệt hại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường do tài sản gây ra là một trách nhiệm có nguồn gốc đạo lý và pháp lý :
    Về phương diện đạo lý, việc bồi thường thiệt hại là bổn phận đạo đức của chủ sở hữu hay người chiếm hữu tài sản. Về phương diện pháp lý, bồi thường thiệt hại là một nghĩa vụ phải làm một công việc (bồi thường) của chủ sở hữu hay người chiếm hữu tài sản được nhà lập pháp ấn định trong luật và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Trong xã hội văn minh ngày nay, người bị thiệt hại không có quyền tự xử bằng sức mạnh để đạt được sự bồi thường các thiệt hại mà mình phải gánh chịu. Họ chỉ có thể sử dụng các phương tiện hợp pháp được nhà lập pháp trao cho để bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình : Thoả thuận với người gây thiệt hại về việc bồi thường thiệt hại bằng con đường thương lượng dân sự hoặc cầu viện tới công lý để bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình. Việc khởi kiện trước Toà án (1) và yêu cầu cơ quan thi hành án nhà nước cưỡng chế thi hành phán quyết (2) là một phương thức quan trọng để người bị thiệt hại bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
    1. Việc kiện đòi bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra và thủ tục tố tụng trước Toà án
    Trong phần này chúng ta làm rõ một số vấn đề liên quan đến thủ tục tố tụng tại Toà án như ai có thể thực hiện việc khởi kiện, có thể kiện ai ; kiện ở Toà án nào ; điều kiện hành xử quyền khởi kiện ; việc chứng minh trước Toà án và xác định luật áp dụng trong vụ kiện.
    1.1. Việc xác định tư cách đương sự trong các vụ kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra
    Vấn đề đặt ra cần phải giải quyết là xác định ai là người có thể thực hiện việc kiện, có thể kiện ai và kiện về vấn đề gì ? Theo logic thì để trả lời câu hỏi này, ta có thể đi theo một suy lý ngược : Việc kiện về vấn đề gì sẽ quyết định ai có thể thực hiện quyền kiện và việc kiện đó được thực hiện đối với chủ thể nào. Có nghĩa là dựa trên tính chất của vụ kiện hay quan hệ pháp luật có tranh chấp để xác định người có quyền khởi kiện và người có thể bị kiện.
    Ở Việt Nam, người ta thường đề cập đến hai phương thức kiện để bảo vệ quyền lợi trước Toà án là kiện vật quyền và kiện trái quyền. Theo một số nhà nghiên cứu về tố tụng của Pháp, đối với kiện trái quyền, tư cách nguyên đơn chỉ thuộc về chủ thể có quyền và tư cách bị đơn thuộc về chủ thể có nghĩa vụ, trong khi đó, đối với kiện vật quyền chỉ có thể đệ đơn bởi người cho rằng mình thực thụ có một quyền lợi đối vật, tố quyền này có thể được hành xử để chống lại tất cả các chủ thể có tranh chấp về sự hiện hữu của quyền đối vật[1]. Theo học thuyết về tố quyền của Pháp thì tố quyền đối nhân chỉ có thể do trái chủ hoặc những người kế thừa quyền của họ thực hiện và chỉ được sử dụng đối với một số người hạn chế, là các chủ thể có nghĩa vụ và những người kế thừa nghĩa vụ của họ[2].
    Về phương diện lý luận, góc nhìn này thực sự có giá trị tham khảo trong việc xác định người có quyền khởi kiện và tư cách đương sự trong các vụ kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. Cơ sở của tố quyền đối nhân chính là quan hệ về nghĩa vụ, mà trong đó bên có nghĩa vụ đã không thực hiện nghĩa vụ của mình dẫn tới bên chủ thể có quyền phải cầu viện tới sự can thiệp của công lý để buộc bên có nghĩa vụ phải thi hành nghĩa vụ của họ. Khi thực hiện tố quyền đối nhân, việc kiện của người có quyền nhằm hướng tới hành vi thi hành nghĩa vụ của chính bản thân người có nghĩa vụ, cho nên việc kiện này còn gọi là kiện trái quyền. Như vậy, căn cứ vào các quy định cụ thể của pháp luật dân sự điều chỉnh các quan hệ về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, có thể xác định được chủ thể có quyền lợi và chủ thể có trách nhiệm bồi thường. Đây chính là cơ sở để xác định người có quyền khởi kiện và người bị kiện : Người có quyền khởi kiện là người có quyền lợi bị thiệt hại và người có thể bị kiện phải là người có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự.
    Thực tiễn giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng từ trước tới nay vẫn đi theo nguyên lý này. Theo đường lối xét xử về dân sự của Toà án nhân dân tối cao trước đây thì, « Địa vị tố tụng của mỗi đương sự trong một vụ kiện phản ánh quan hệ giữa các đương sự với nhau trong một quan hệ pháp luật nhất định nào đó: người có quyền lợi bị xâm phạm ra trước Toà án với tư cách là nguyên đơn và người có nghĩa vụ liên quan hoặc phải chịu trách nhiệm tham gia vụ kiện ở vị trí bị đơn »[3].
    Về lý luận, trong các quan hệ về tài sản, do tính chất đối nhân của nghĩa vụ nên bên có nghĩa vụ không thể tự ý thay đổi chủ thể của quan hệ nghĩa vụ. Về nguyên tắc chủ thể có quyền lợi trong vụ kiện đã thực hiện việc khởi kiện hay được người khác khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho họ được coi là nguyên đơn. Người khởi kiện để bảo vệ quyền lợi ích của người khác, tuỳ trường hợp sẽ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo pháp luật hay đại diện theo uỷ quyền. Tuy nhiên, cần phải xét tới các trường hợp ngoại lệ, liên quan tới việc chuyển quyền theo quy định của pháp luật dân sự. Pháp luật cho phép bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền. Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu và có thể đứng đơn kiện với tư cách là nguyên đơn dân sự để yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...