Luận Văn Một số vấn đề pháp lý về nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Một số vấn đề pháp lý về nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam

    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU .7


    1. Lý do chọn đề tài .7


    2. Mục đích nghiên cứu 8


    3. Phạm vi nghiên cứu đề tài 8


    4. Phương pháp nghiên cứu 8


    5. Cơ cấu của luận văn 8


    CHƯƠNG 1 .10


    KHÁI QUÁT CHUNG VÈ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁP LUẬT CẠNH TRANH .10


    1.1. Khái quát chung về hoạt động nhượng quyền thương mại 10


    1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại trên thế giới 10


    1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động của nhượng quyền thương mại l1


    1.1.2.1. Khái niệm về nhượng quyền thương mại 11


    1.1.2.2. Đặc điểm nhượng quyền thương mại 13


    1.1.2.3. Vai trò của pháp luật về nhượng quyền thương mại .15


    1.2. Khái quát chung về pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam .16


    1.2.1. Khái niệm cạnh tranh 16


    1.2.2. Đặc điểm của canh tranh 17


    1.2.3. Vai trò của cạnh tranh .18


    1.2.4. Phân loại hành vi cạnh tranh 19


    1.3. Mối quan hệ pháp luật nhượng quyền thương mại và pháp luật canh tranh 21 CHƯƠNG 2 NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI DƯỚI GÓC Độ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI . .29


    2.1. Nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh của một số nước trên thế giới 29


    2.1.1. Nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh của liên minh Châu Âu EU .29


    2.1.2. Nhượng quyền thương mại dưới góc độ của pháp luật cạnh tranh ở Mỹ 35


    2.2.1. Sự càn thiết điều chỉnh pháp luật đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại 40


    2.2.2. Pháp luật điều chỉnh thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam .42


    2.2.2.1. Khả năng áp dụng pháp luật cạnh tranh vào hợp đồng nhượng quyền


    thương mại .42


    CHƯƠNG 3 53

    MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM LÀM HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM 53


    3.1 Thực trạng về nhượng quyền thương mại dưới góc độ của pháp luật cạnh tranh


    ở Việt Nam 53


    3.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam .61


    3.2.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại 61


    3.2.2. Một số đề xuất cụ thể 63


    KẾT LUẬN 67


    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài


    Với vai trò tích cực của mình, nhượng quyền thương mại đã và đang được xem là cách thức hiệu quả để các chủ thể kinh doanh mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh bằng cách khai thác các thương hiệu thành công qua việc chuyển giao quyền sử dụng các quyền thương mại của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền.


    Theo đánh giá của các chuyên gia, phương thức kinh doanh thông qua mô hình nhượng quyền thương mại, là một cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là những doanh nghiệp muốn vươn xa nhưng chưa đủ sức tấn công vào thị trường lớn như Mỹ, Nhật, Châu Âu. Mô hình nhượng quyền thương mại đã giúp họ xâm nhập một cách gián tiếp vảo các thị trường với chi phí thấp nhất. Tuy nhiên đối với các chủ doanh nghiệp vì muốn bảo vệ các quyền liên quan tới sở hữu trí tuệ như bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và để bảo uy tín thương hiệu của mình mà có những thỏa thuận đặt ra những điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, nhưng những điều khoản đó có thể rơi vào trường hợp là những thỏa thuận bị sự điều chỉnh của Pháp luật cạnh tranh. Chính vì thế mà ngoài việc quan tâm đến phẩm chất đạo đức của các đối tượng mà mình trao quyền, các doanh nghiệp cần thận trọng hơn trong khâu làm hợp đồng để tránh những sai phạm không đáng có, tránh “tầm” điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh của các quốc gia này.


    Việc kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại, mặc dù có nhiều thuận lợi như đối với bên nhận quyền thì sẽ rút ngắn được thời xây dựng thương hiệu, ít tốn kém . còn bên nhận quyền thì mở rộng được mạng lưới quy mô sản xuất của mình một cách nhanh nhất. Nhưng cũng chứa nhiều nguy cơ, trong đó có nguy cơ bên nhận quyền có khả năng bị mất uy tín thương hiệu còn bên nhận quyền sẽ bị ràng buộc nhiều điều khoản không hợp lý, và một số hạn chế nhất định trong hợp đồng. Với mong muốn tìm hiểu hành lang pháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương mại, mà đặt biệt là các quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại nhưng có liên quan đến các lĩnh vực khác, trong đó có bao gồm Luật cạnh tranh. Chính vì thế mà người viết đã chọn đề tài “Một số vấn đề pháp lý về nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp của mình.

    2. Mục đích nghiên cứu


    Trước xu thế chung của nền kinh tế thế giới và trong bối cảnh Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình với những thời cơ và thách thức đặt ra thì việc các doanh nghiệp lựa chọn mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại được coi là một trong những sự lựa chọn phù họp. Điều này đã mở ra hướng đi cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi mới bắt đầu kinh doanh. Bởi vì đây là phương thức kinh mang đến nhiều lợi nhuận cho các bên tham gia nhưng bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn khi tham gia hoạt động nhượng quyền như nguy cơ mất uy tín thương hiệu, bị một số thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong họp đồng nhượng quyền. Do đó luận vãn sẽ nghiên cứu lý luận chung về hoạt động nhượng quyền thương mại và liên quan đến pháp luật cạnh tranh, làm sáng tỏ hơn vấn đề nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh ở một số nước trên thế giới và Việt Nam. Trên cơ sở đó luận vãn sẽ đề xuất một số ý kiến để hoàn thiện những quy định về nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh. Từ đó luật cạnh tranh có thể áp dụng một cách hiệu quả hơn trong nhượng quyền thương mại đối với nền kinh tế của Việt Nam đang trên đường phát triển.


    3. Phạm vi nghiên cứu đề tài


    Trong khuôn khổ luận vãn tốt nghiệp của mình, do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên người viết chỉ nghiên cứu các quy đinh liên quan đến pháp luật cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam. Trên cơ sở liên hệ với pháp luật một số nước trên thế giới. Từ đó đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật cạnh tranh về nhượng quyền thương mại.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Các phương pháp được dùng để nghiên cứu đề tài là phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp tài liệu. Bên cạnh đó phương pháp sưu tầm và tổng họp các bài nghiên cứu, ý kiến của các luật gia, nhả luật học.v.v . Kết hợp với phân tích, đối chiếu với các quy định của pháp luật, nhằm tìm ra những điểm mới, điểm hạn chế để từ đó để có một bài nghiên cứu hoàn chinh.


    5. Cơ cấu của luận văn


    Ngoài mục lục, lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận vãn gồm có ba chương:


    Chương 1: Khái quát chung về nhượng quyền thương mại và vấn đề pháp lý liên


    quan đến pháp luật cạnh tranh

    Chương 2: Nhượng quyền thương mại dưới góc độ của pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam và một số nước trên thế giới


    Chương 3: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện những quy định về nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam


    Với sự cố gắng của bản thân và sự tận tình giúp đỡ của Cô Nguyễn Mai Hâu đã giúp người viết hoàn thành Luận văn này. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế và thời gian nghiên cứu ngắn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn. Cuối lời em xin chân thành cám ơn cô Nguyễn Mai Hân và các bạn!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...