Tài liệu Một số vấn đề pháp lý về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Một số vấn đề pháp lý về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam

    MỞ ĐẦU

    Năm 2005 là năm đánh dấu sự thay đổi lớn trong hệ thống văn bản pháp luật (VBPL) kinh tế Việt Nam. Cùng với Bộ luật dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, hai văn bản pháp luật bao gồm Luật đầu tư 2005 và Luật doanh nghiệp 2005 đă bước đầu tạo ra mét khung pháp lư thống nhất, đồng bộ, thông thoáng, rơ ràng và minh bạch cho hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ta. Bên cạnh việc cho ra đời các công cụ pháp lư phù hợp cho toàn thể các doanh nhân, nhà quản lư và những người đang hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại, hệ thống các VBPL này thực sự là bước đi định hướng, tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam thực thi các thoả thuận mà Quốc hội và Chính phủ đă cam kết trong các điều ước song phương, đa phương, cũng như khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO).
    Quá tŕnh chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam sang nền “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, đă làm phát sinh và phát triển nhiều lĩnh vực kinh doanh mới như: đầu tư chứng khoán, nhượng quyền thương mại, kinh doanh đa cấp và các ngành nghề kinh doanh gắn liền với công nghệ thông tin.
    Gần đây, cùng với sự sôi động của thị trường chứng khoán, mét thị trường khác c̣ng đang có sức hót mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư, các chủ thể kinh doanh, các tổ chức, cá nhân đó là thị trường mua bán doanh nghiệp. Với những đặc điểm tích cực được xác định, mua bán doanh nghiệp là một trong những cách lùa chọn tốt nhất để giải quyết t́nh trạng bế tắc của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, gặp khó khăn về tài chính. Đặc biệt là, khi muốn chuyển sang lĩnh vực kinh doanh mới hay khi muốn khởi đầu một công việc kinh doanh mà chưa có đầy đủ cơ sở vật chất, hệ thống khách hàng chưa được thiết lập, hoặc chưa có một tên thương mại nổi tiếng, các nhà đầu tư thường t́m đến với hoạt động mua bán doanh nghiệp.
    Tuy vậy, không thể phủ nhận được là hoạt động mua bán doanh nghiệp là một lĩnh vực kinh doanh tương đối mới. Tại Việt Nam, các vấn đề pháp lư liên quan đến lĩnh vực này vẫn c̣n chưa được tổng kết thành hệ thống lư luận trong khoa học pháp lư. Mặt khác, trên thực tế, hệ thống pháp luật hiện nay của Việt Nam c̣n thiếu các quy định để điều chỉnh trực tiếp, đồng bộ cho hoạt động mua bán doanh nghiệp. Chỉ với một vài điều luật như điều 145 của Luật doanh nghiệp 2005, quy định về quyền bán doanh nghiệp của chủ doanh nghiệp tư nhân, hoặc một vài điều trong Nghị Định 80/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2005 chỉ điều chỉnh bộ phận mua bán công ty nhà nước th́ chưa thể gọi là đủ để điều chỉnh quan hệ pháp luật tương đối rộng lớn và phức tạp này. Bên cạnh đó, một vài bất cập trong những quy định hiện hành cũng có thể được chỉ ra như: pháp luật yêu cầu sau khi mua lại doanh nghiệp nhất định chủ sở hữu mới phải tiến hành đăng kí kinh doanh lại, v́ vậy, thực chất của việc mua bán doanh nghiệp chính là hoạt động mua bán tài sản, chuyển nhượng tài sản doanh nghiệp mà không chuyển nhượng tư cách pháp lư. Có thể nói, những quy định này không phù hợp với quan điểm nh́n nhận hoạt động mua bán doanh nghiệp là hoạt động có tính thương mại, theo đó, người mua không những được chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp mà c̣n phải được khai thác các thuộc tính thương mại của nó, có nghĩa là được tiếp tục kinh doanh bằng tư cách pháp lư của doanh nghiệp.
    Như vậy, một yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần nh́n nhận mua bán doanh nghiệp theo mét quan điểm nhất quán và cần phải thống nhất điều chỉnh mua bán doanh nghiệp bằng các quy định pháp luật đồng bộ, không chỉ dừng lại ở doanh nghiệp tư nhân hay công ty nhà nước mà cho tất cả các loại h́nh doanh nghiệp là hết sức cần thiết đối với hoạt động mua bán doanh nghiệp hiện nay. V́ vậy, tác giả đă lùa chọn đề tài: “Một số vấn đề pháp lư về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của ḿnh, với mục đích bước đầu tiếp cận, phân tích và giải quyết những vấn đề có liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán doanh nghiệp.



    PHẦN NỘI DUNG
    Chương 1
    CÁC VẤN ĐỀ LƯ LUẬN CHUNG VỀ
    MUA BÁN DOANH NGHIỆP

    1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP.
    1.1. Khái niệm mua bán doanh nghiệp.
    Mua bán doanh nghiệp là mét lĩnh vực kinh doanh mới ở Việt Nam. Theo một số ư kiến đánh giá, khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới( WTO), cùng với quy chế thương mại b́nh thường vĩnh viễn (PNTR), hầu như mọi rào cản thương mại được d́ bỏ, v́ vậy, các hoạt động đầu tư, mua bán doanh nghiệp và dịch vụ kèm theo sẽ trở nên sôi động hơn bao giê hết [SUP]([1])[/SUP]. Tuy nhiên, trên thực tế ở Việt Nam khoa học pháp lư chưa đề cập đến vấn đề này một cách có hệ thống, cũng như các quy định pháp luật hiện nay chưa thể tạo thành một khung pháp lư thống nhất và đồng bộ để trực tiếp điều chỉnh toàn bộ hoạt động mua bán doanh nghiệp. Liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán doanh nghiệp, việc tiếp cận khái niệm mua bán tài sản dân sự, khái niệm mua bán hàng hoá trong thương mại và các khái niệm có liên quan sẽ là cơ sở để tiến tới xây dùng một khái niệm “mua bán doanh nghiệp trên tinh thần các quy định pháp luật hiện hành.
    Đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, quan hệ mua bán tài sản được nh́n nhận dưới góc độ Luật Dân sự là mét quan hệ pháp luật theo đó người mua và người bán có quyền và nghĩa vụ nhất định, thông qua việc mua bán làm chấm dứt quyền sở hữu của người bán đối với tài sản, đồng thời làm phát sinh quyền sở hữu của người mua. Một cách cụ thể, “Mua bán tài sản là thoả thuận giữa các bên theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao tài sản cho bên mua và nhận tiền bán tài sản, c̣n bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán theo thời hạn, số lượng và phương thức mà các bên đă thoả thuận ”[SUP]([2])[/SUP].
    Pháp luật thương mại cũng có những quy định liên quan đến việc mua bán tài sản dưới dạng các hàng hoá, đồng thời định nghĩa: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận ”[SUP]([3])[/SUP]. Có thể nói, trong lĩnh vực thương mại, mua bán hàng hoá trở thành hoạt động cơ bản của thương nhân, là giao dịch nền tảng cho mọi giao dịch thương mại khác. Theo Luật Doanh Nghiệp 2005, thương nhân là những tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và có đăng kư kinh doanh.
    Tuy nhiên, yếu tố khác biệt nhất của quan hệ mua bán doanh nghiệp so với các quan hệ mua bán tài sản dân sự hay mua bán hàng hoá thương mại là đối tượng của nă. Ở đây, đối tượng của mua bán doanh nghiệp chính là một doanh nghiệp - tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kư kinh doanh theo quy định của pháp luật, đồng thời, một cá nhân, tổ chức có thể đưa tài sản (dưới h́nh thức góp vốn) vào doanh nghiệp để trở thành chủ sở hữu hay các chủ sở hữu chung của doanh nghiệp.
    Nh­ vậy, doanh nghiệp là một thực thể pháp lư có thể có hoặc không có tư cách pháp nhân, được thành lập theo quy định của pháp luật và là một tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp. V́ vậy chủ sở hữu có thể bán doanh nghiệp tuỳ theo mục đích của ḿnh. Trên cơ sở đó Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của ḿnh cho người khác. Nghị định 80/2005/NĐ - CP c̣ng định nghĩa về bán công ty Nhà nước như sau: “bán công ty hoặc bộ phận của công ty là việc chuyển đổi sở hữu có thu tiền toàn bộ công ty, bộ phận công ty sang sở hữu tập thể cá nhân hoặc pháp nhân khác.
    Từ các khái niệm trên, nếu tiếp cận theo góc độ mua bán tài sản có thể định nghĩa về mua bán doanh nghiệp nh­ sau:
    Mua bán doanh nghiệp là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao toàn bộ doanh nghiệp (gồm có tài sản, các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp) cho bên mua và nhận tiền, c̣n bên mua có nghĩa vụ nhận toàn bộ doanh nghiệp (tài sản, quyền và nghĩa vụ) và trả tiền cho bên bán.
    Trong khái niệm này, thoả thuận là cơ sở của quan hệ mua bán giữa các bên; đối tượng của quan hệ mua bán là doanh nghiệp, bao gồm toàn bộ tài sản, các quyền nghĩa vụ khác của doanh nghiệp. Xét ở khía cạnh h́nh thức, quan hệ mua bán doanh nghiệp cũng giống như một quan hệ chuyển nhượng tài sản đơn thuần. Xét dưới khía cạnh pháp lư, hiện tại, pháp luật Việt Nam cũng chỉ mới dừng lại ở quan điểm cho rằng quan hệ mua bán doanh nghiệp cũng tương tự như các quan hệ mua bán tài sản khác. Bởi v́ theo quy định của pháp luật về mua bán doanh nghiệp tư nhân và mua bán công ty nhà nước, sau khi mua lại doanh nghiệp chủ sở hữu doanh nghiệp mới phải tiến hành đăng kư kinh doanh lại. V́ vậy, nếu chỉ dừng lại ở mục đích mua khối tài sản doanh nghiệp th́ bản chất của mua bán doanh nghiệp “là sự chuyển nhượng tài sản doanh nghiệp mà không chuyển nhượng tư cách pháp lư của doanh nghiệp được bán ”[SUP]([4])[/SUP]. Tuy nhiên, xét về chủ thể tham gia quan hệ - là chủ doanh nghiệp, đối tượng của quan hệ là doanh nghiệp và mục đích của việc mua bán là t́m kiếm lợi nhuận hay mua lại doanh nghiệp để tiếp tục kinh doanh th́ quan hệ mua bán doanh nghiệp lại có bản chất thương mại sâu sắc.
     
Đang tải...