Luận Văn Một số vấn đề pháp lý về ký kết và thực hiện Hợp đồng mua bán ngoại thương

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số vấn đề pháp lý về ký kếtvà thực hiện Hợp đồng mua bán ngoại thương

    Lời nói đầu
    CHƯƠNG I - KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ
    I - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ. .
    1. Sự ra đời của hợp đồng kinh tế
    2. Khái niệm hợp đồng kinh tế .
    3. Phân loại hợp đồng kinh tế
    II - KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG. 1
    1. Hợp đồng mua bán ngoại thương là gì ?
    2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương . 7
    3. Luật điều chỉnh hợp đồng mua bán ngoại thương 8
    CHƯƠNG II - MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN TRONG KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP
    ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG 14
    A. KÝ KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG 14
    1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán ngoại thương . 14
    2. Ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương 19
    B - THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG 26
    I - CÁC NGUYÊN TẮC CHẤP HÀNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG . 26
    II - QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG. 27
    1. Chuẩn bị hàng 27
    2. Mở thư tín dụng, kiểm tra thư tín dụng và sửa đổi thư tín dụng. 28
    3. Thuê tàu đặt khoang và bốc xếp vận chuyển . 29
    4. Thủ tục hải quan 31
    5. Bảo hiểm 31
    6. Viết chứng từ kết hối 32
    7. Kiểm tra chứng từ và trả tiền . 38
    III - CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG . 38
    1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng 38
    2. Phạt vi phạm 39
    3. Bồi thường thiệt hại . 40
    4. Huỷ hợp đồng 40
    Kết luận . 44
    Danh mục tài liệu tham khảo 49


    LỜI NÓI ĐẦU

    Những tháng năm cuối cùng của thế kỷ 20 với những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động và làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của các quốc gia. Bên cạnh đó, sự phân công lao động quốc tế theo những lợi thế so sánh tương đối cũng tạo ra một khối lượng ngày càng lớn các sản phẩm hàng hoá trao đổi giữa các quốc gia với nhau. Kim ngạch thương mại Thế giới hiện nay chiếm khoảng 33% tổng sản lượng thế giới, có nghĩa là 1/3 sản lượng thế giới làm ra là để trao đổi giữa các quốc gia với nhau.
    Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới kinh tế khởi đầu từ năm 1986 đã đạt được những tiến bộ quan trọng : chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập với nền kinh tế Thế giới. Nếu như trong thời kỳ bao cấp (1986 trở về trước) quan hệ buôn bán của Việt Nam chủ yếu tập trung vào một số nước XHCN như Liên xô (cũ) và các nước Đông Âu thì trong vòng hơn 10 năm trở lại đây Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 100 nước. Tính đến tháng 12 năm 1998 Việt Nam đã ký 65 Hiệp định Thương mại song phương với các nước ở hầu hết các châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và châu Đại dương. Bên cạnh các Hiệp định song phương Việt Nam còn ký một số Điều ước đa phương: Hiệp định về buôn bán hàng dệt may Việt Nam - Cộng đồng châu Âu (25/12/1992); Hiệp định khung hợp tác Việt Nam - Cộng đồng châu Âu (17/7/1995); Gia nhập ASEAN (25/7/1995) và tham gia CEPT (12/1995); Tham gia APEC ( 12/1998) đó là những điều kiện thuận lợi để nước ta mở rộng buôn bán quốc tế và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 10 năm (1986 - 1996) là 78.055,8 triệu USD trong khi 10 năm trước đó (1976 - 1985) tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ là 18.773 triệu rup - USD (nguồn Thương mại thời mở cửa - Nhà xuất bản Thống kê 1996).
    Từ sự phát triển của nền kinh tế hệ thống pháp luật cũng đã và đang từng bước được điều chỉnh để thích nghi với điều kiện mới. Các quy phạm pháp luật mang tính chất mệnh lệnh, quyền uy, ban phát tặng cho được thay thế bằng các quy phạm pháp luật mang tính bình đẳng, ngang quyền, kích thích năng động sáng tạo của người lao động. Khung pháp luật về kinh tế đang dần được hoàn thiện với mục đích định hướng, tạo ra các chuẩn mực, thủ tục pháp lý và các giải pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển.
    Phục vụ cho công tác ngoại thương lần đầu tiên chế định về hợp đồng mua bán ngoại thương hay còn gọi là hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài được ra đời và quy định trong Luật thương mại 1997. Chế định về hợp đồng mua bán ngoại thương ra đời đã tạo nên một số nguyên tắc rõ ràng và thống nhất, cung cấp một cách hữu hiệu phương tiện giao dịch và điều chỉnh các quan hệ mua bán hàng hoá có yếu tố nước ngoài.Với tên đề tài “ Một số vấn đề pháp lý về ký kết và thực hiện Hợp đồng mua bán ngoại thương” bài thực tập tốt nghiệp của em là một số tìm hiểu pháp luật về Hợp đồng mua bán ngoại thương trong thời kỳ đổi mới để từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hơn nữa chế định pháp luật này.
    Chương I: Những vấn đề lý luận chung về HĐMBNT.
    I. Những vấn đề lý luận về Hợp đồng mua bán hàng hoá
    1. Khái niệm về Hợp đồng mua bán hàng hóa
    2. Đặc điểm của Hợp đồng mua bán hàng hóa
    II. Những vấn đề lý luận về Hợp đồng mua bán ngoại thương
    1. Khái niệm Hợp đồng mua bán ngoại thương
    2. Luật điều chỉnh Hợp đồng mua bán ngoại thương
    Chương II : Ký kết và thực hiện Hợp đồng mua bán ngoại thương
    A. Ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương
    B. Thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương
    I. Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương
    II. Quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương
    III. Chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán ngoại thương
    Chương III : Pháp luật Việt Nam về Hợp đồng mua bán ngoại thương: Thực trạng - Giải pháp.
     
Đang tải...