Luận Văn Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo Luật Hàng hải Việt Nam 20

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦUTrong vận chuyển hàng hóa quốc tế hiện nay, khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ngày càng chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các phương tiện còn lại. Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có lợi thế rất lớn là do giá thành rẻ, vận chuyển hàng đa trường, đa trọng, nhưng cũng có hạn chế tốc độ vận chuyển chậm. Phương thức vận chuyển đường biển ngày càng được hiện đại hóa cao hơn và là một phương thức chủ đạo trong vận chuyển đa phương thức.
    Hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta được vận chuyển bằng đường biển chiếm hơn 90%. Điều này chứng tỏ vận chuyển bằng đường biển quốc tế ở nước ta có một vị thế đặc biệt. Việc nghiên cứu luật hàng hải quốc tế ở nước ta ngày nay càng trở nên cần thiết và hữu dụng khi chúng ta đã là thành viên của Tổ chức Thương Mại thế giới và buôn bán thông thương hàng hóa giữa Việt Nam với nước ngoài ngày càng gia tăng về số lượng và chủng loại.
    Khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ các hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển để nắm được nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên. Các quy định này được đề cập rõ trong Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005 cũng như các công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
    Đề tài phân tích những quy định theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 và các công ước quốc tế về vận tải biển về hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, trong đó tập trung làm rõ trách nhiệm của người chuyên chở với ba nội dung chính, bao gồm cơ sở trách nhiệm, thời hạn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm. Từ đó sẽ thấy được những điểm tương đồng cũng như những nét khác biệt trong quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam (luật quốc gia) so với các điều ước quốc tế về vận tải biển (luật quốc tế) và đưa ra nhận xét những mặt ưu điểm và hạn chế của luật quốc gia so với luật quốc tế quy định về trách nhiệm của người vận chuyển. Trên cơ sở đó, đề tài sẽ đưa ra những đề xuất sửa đổi và bổ sung quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý ở Việt Nam, tạo điều kiện để Việt Nam gia nhập một trong các công ước quốc tế về vận tải biển.
    Đề tài được sử dụng phương pháp phân tích các điều khoản trong bộ Luật Hàng hải Việt Nam, so sánh các quy định này với các công ước quốc tế về vận vận tải biển, sau đó tổng hợp để có những kiến nghị, đề xuất.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
    Chương 1: Khái quát chung về luật hàng hải quốc tế.
    Chương 2: Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo Luật Hàng hải Việt Nam 2005 so với các Công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
    Chương 3: Việt Nam và việc gia nhập các Công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 1
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
    LỜI MỞ ĐẦU 5
    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÀNG HẢI QUỐC TẾ 7
    1. 1. Khái niệm chung về luật hàng hải quốc tế. 7
    1.2. Đối tượng điều chỉnh của luật hàng hải quốc tế. 8
    1.3. Nguồn của luật hàng hải quốc tế. 9
    1.3.1. Điều ước quốc tế. 9
    1.3.1.1. Khái niệm điều ước quốc tế. 9
    1.3.1.2. Tên gọi của điều ước quốc tế. 10
    1.3.1.3. Điều ước quốc tế trong lĩnh vực hàng hải 10
    1.3.2. Luật quốc gia. 18
    1.3.2.1. Khái niệm Luật quốc gia. 18
    1.3.2.2. Luật các quốc gia trên lĩnh vực hàng hải 18
    1.3.2.3. Luật hàng hải Việt Nam 20
    1.3.3. Tập quán hàng hải quốc tế. 21
    1.3.3.1. Khái niệm tập quán quốc tế. 21
    1.3.3.2. Tập quán hàng hải quốc tế. 22
    CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN THEO LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM 2005 SO VỚI CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 24
    2.1. Khái niệm chung về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển 24
    2.2. Đặc điểm về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. 25
    2.2.1. Đặc điểm về chủ thể. 25
    2.2.2. Đặc điểm về hình thức. 26
    2.2.3. Đặc điểm về đối tượng. 26
    2.3. Phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. 27
    2.3.1. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa theo chứng từ vận chuyển (thuê tàu chợ) 27
    2.3.1.1. Khái niệm và đặc điểm 27
    2.3.1.2. Trách nhiệm của các bên. 29
    2.3.1.2.1. Trách nhiệm của người thuê chở (người thuê vận chuyển) 29
    2.3.1.2.2.Trách nhiệm của người chuyên chở (người vận chuyển) 31
    2.3.2. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chuyến 44
    2.3.2.1. Khái niệm và đặc điểm 44
    2.3.2.2. Nghĩa vụ của các bên. 46
    2.3.2.2.1. Nghĩa vụ và trách nhiệm của người thuê chở. 46
    2.3.2.2.2. Nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở. 49
    CHƯƠNG 3: VIỆT NAM VÀ VIỆC GIA NHẬP CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 53
    3.1. Pháp luật Việt Nam về việc gia nhập các điều ước quốc tế. 53
    3.1.1. Các văn bản pháp luật về điều ước quốc tế trước Hiến pháp 1992 53
    3.1.2. Pháp luật về điều ước quốc tế từ Hiến pháp 1992 đến Hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm 2001. 54
    3.1.3. Pháp luật hiện hành về điều ước quốc tế. 55
    3.2. Sự cần thiết của việc gia nhập các Công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. 56
    3.3. Sửa đổi Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 cho phù hợp với Quy tắc Rotterdam 58
    3.3.1. Một số hạn chế của Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005. 58
    3.3.2. Một số điểm mới của Quy tắc Rotterdam 61
    3.3.3. Một số khuyến nghị về sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 64
    PHẦN KẾT LUẬN 67
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...