Luận Văn Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng thương mại điện tử

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng thương mại điện tử

    LỜI MỞ ĐẦU 1


    CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ


    HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 3


    1.1. Khái quát chung về thương mại điện tử .3


    1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử .3


    1.1.2. Quá tình phát triển thương mại điện tử .5


    1.1.3. Một số đặc trưng và bản chất của thương mại điện tử 6


    1.1.4. Một số hình thức chủ yếu của thương mại điện tử .7


    1.1.5. Vai trò của thương mại điện tử 10


    1.2. Khái quát chung về hợp đồng thương mại điện tử .11


    1.2.1. Khái niệm hợp đồng thương mại điện tử 11


    1.2.1. Đặc điểm và vai trò của hợp đồng thương mại điện tử .12


    1.2.3. So sánh hợp đồng thương mại điện tử và hợp đồng truyền thống 16


    CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG


    THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 20


    2.1. Giao kết hợp đồng thương mại điện tử 20


    2.1.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng thương mại điện tử .20


    2.1.2. Quy trình giao kết hợp đồng thương mại điện tử 22


    2.1.2.1. Đe nghị giao két hợp đồng thương mại điện tử .22


    2.1.2.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thương mại điện tử .24


    2.1.3. Chủ thể của hợp đồng thương mại điện tử .25


    2.1.4. Hình thức của hợp đồng thương mại điện tử 26


    2.1.4. Nội dung của hợp đồng thương mại điện tử .28


    2.1.6. Chữ ký điện tử và giá trị pháp lý của hợp đồng thương mại điện tử 30


    2.1.6.1. Chữ ký điện tử 30


    2.1.6.2. Giá trị pháp lý của họp đồng thương mại điện tử 34


    2.2. Thực hiện, sửa đổi và chấm dứt họp đồng thương mại điện tử 36


    2.2.1. Thực hiện hợp đồng thương mại điện tử 36


    2.2.2. Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thương mại điện tử 37


    2.3. Pháp luật về giải quyết tranh chấp và những quy định liên quan đến hợp đồng thương mại điện tử .39


    2.3.1. Vấn đề giải quyết tranh chấp .39

    2.3.2. Những quy định của pháp luật có liên quan đến hợp đồng thương mại


    điện tử .40


    CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG GIAO KẾT HỢP ĐÒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN .45


    3.1. Thực tiễn của việc giao kết hợp đồng thương mại điện tử .45


    3.1.1. Những kết quả đạt được .45


    3.1.2. Những khó khăn, yếu kém .50


    3.1.3. Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử 54


    3.2. Phương hướng và một số giải pháp .60


    3.2.1. Phương hướng chung 60


    3.2.2. Một số giải pháp 62


    KẾT LUẬN 67


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI MỞ ĐẦU


    Lý do chọn đề tài


    Trong giai đoạn hiện nay, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong mọi mặt của đời sống xã hội. Thương mại điện tử đã và đang là xu hướng mới trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới, mà hợp đồng điện tử là nhân tố chủ đạo của hoạt động thương mại điện tử, mang đến nhiều lợi ích cho xã hội và mở ra một xu thế và bước phát triển mới cho các hoạt động giao kết hợp đồng. Phương thức kinh doanh mói dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và một thị trường mói thị trường điện tử phi biên giới thuận tiện hơn, gần rủi hơn về mặt không gian lẫn thời gian với tất cả mọi người đã hình thành và phát triển.


    Khi nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, thương mại điện tử và hợp đồng điện tử càng được quan tâm và chú trọng phát triển. Bởi lẽ, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức kinh doanh và phải mở rộng thị trường để có nhiều cơ hội kinh doanh hơn. Để đảm bảo cho sự phát triển đó thì hàng loạt các văn bản pháp luật đã được ban hành nhằm tạo cở sở pháp lý vững chắc cho các cho các giao dịch thương mại điện tử, mà điểm nhấn là việc ban hành Luật Giao dịch điện tử 2005 đã tạo môi trường thuận lợi hơn cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong hoạt động thương mại. Nhưng trong thực tiễn việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử còn khá hạn chế, do sự đàu tư thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực hạn chế về số lượng lẫn trình độ chuyên môn, các quy định của pháp luật về hợp đồng điện tử chưa thật sự phù hợp và đi vào thực tiễn là những rào cản cho hoạt động giao kết hợp đồng điện tử, chưa tạo được lòng tin cho các chủ thể khi muốn tham gia giao kết hợp đồng điện tử, vì lẽ đó hợp đồng điện tử vẫn còn khá xa lạ trong hoạt động thương mại.


    Nhận thấy được tầm quan trọng, những lọi ích mà hợp đồng điện tử mang lại cho hoạt động thương mại, cho sự phát triển của nền kinh tế và sự cần thiết của hợp đồng điện tử trong nền kinh tế giai đoạn hội nhập. Với mong muốn đưa ra những cơ sở lý luận, phân tích những quy định của pháp luật về hợp đồng điện tử để có thêm những cách nhìn từ nhiều góc độ về khung pháp lý hợp đồng điện tử của nước ta hiện nay. Đó là lý do mà người viết chọn đề tài “ Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng thương mại điện tử”.

    Mục đích nghiên cứu


    Việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu kỹ hơn những quy định của pháp luật và thực tiễn giao kết, thực hiện hợp đồng điện tử trong hoạt động thương mại ở Việt Nam để thấy được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật cũng như trong hoạt động giao kết để tìm ra phương hướng hoàn thiện.


    Phạm vi nghiên cứu


    Nội dung nghiên cứu của đề tài là các vấn đề pháp lý về hợp đồng điện tử trong hoạt động thương mại, đó là các quy định về trình tự thủ tục ký kết hợp đồng điện tử, về chữ ký điện tử, các quy định về giải quyết tranh chấp trong giao kết hợp đồng điện tử và một số quy định có liên quan. Do đây là lĩnh vực tương đối rộng nên người viết chỉ tập trung phân tích những khía cạnh chính yếu của hợp đồng điện tử trong hoạt động thương mại chứ không đi sâu phân tích tất cả các vấn đề về hợp đồng điện tử. Đề tài chỉ tập trung phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam về việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử, chủ yếu là Luật Giao dịch điện tử 2005 và một số văn bản pháp luật liên quan.


    Phương pháp nghiên cứu


    Để thực hiện đề tài người viết đã dùng phương pháp tổng hợp: thu thập tổng hợp tài liệu, phân tích, diễn giải dựa trên các nguồn tài liệu, sách báo có liên quan, người viết tiến hành tổng hợp, hệ thống theo bố cục đề tài và tiến hành phân tích, đánh giá.


    Kết cấu của đề tài


    Kết cấu nội dung của đề tài gồm ba chương (không bao gồm phần mở đầu, phàn két luận, danh mục tài liệu tham khảo):


    Chương 1: Một số vấn đề chung về thương mại điện tử và hợp đồng thương mại điện tử.


    Chương 2: Những quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử.


    Chương 3: Thực trạng giao kết hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam và hướng hoàn thiện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...