Luận Văn Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyênchở bằng đường biển

    MỤC LỤC
    Trang
    Mục lục
    Lời mở đầu 6
    Chương I: Những vấn đề chung về bảo hiểm hàng hoá XNK 8
    1.1 Đối tượng bảo hiểm 8
    1.2 Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm hàng hải 11
    1.2.1 Quyền lợi có thể bảo hiểm 11
    1.2.2 Trung thực tối đa-Nghĩa vụ khai báo 15
    1.2.3 Bồi thường 17
    1.2.4 Thế quyền 18
    1.3 Trị giá bảo hiểm 18
    1.4 Thời gian được bảo hiểm 19
    1.4.1 Bắt đầu vận chuyển 22
    1.4.2 Quá trình chuyển chở bình thường 23
    1.4.3 Chậm trễ trong hành trình 23
    1.4.4 Hành trình từ một cảng khác đến một cảng khác 24
    1.4.5 Thay đổi hành trình 24
    1.4.6 Thay đổi tuyến đường 25
    1.4.7 Chở quá cảng 27
    1.4.8 Chuyển tải/xếp lại hàng lên tàu 27
    1.4.9 Bảo hiểm sau khi dỡ hàng hoá từ tàu biển 28
    1.4.10 Kết thúc hợp đồng chuyên chở 30
    1.5 Luật và tập quán điều chỉnh 32
    Chương 2: Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển 33
    2.1 Khái niệm hợp đồng bảo hiểm hoá XNK chuyên chở bằng đường biển 33
    2.1.1 Khái niệm 33
    2.1.1.1 Định nghĩa 33
    2.1.1.2 Tính chất 34
    2.1.1.3 Một số khái niệm dùng trong hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK bằng đường biển. 35
    2.1.2 Các đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển 39
    2.1.2.1 Chủ thể hợp đồng 39
    2.1.2.2 Hình thức hợp đồng 41
    2.1.2.3 Trách nhiệm của người bảo hiểm đối với hàng hoá 43
    2.1.3 Phân loại hợp đồng 47
    2.1.3.1 Căn cứ số lượng chuyến hàng được mua bảo hiểm 47
    2.1.3.2 Căn cứ cách tính giá trị hợp đồng bảo hiểm 48
    2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển. 49
    2.2.1 Bên mua bảo hiểm 49
    2.2.1.1 Quyền của bên mua bảo hiểm. 49
    2.2.1.2 Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm. 50
    2.2.2 Bên bảo hiểm 55
    2.2.2.1 Quyền của bên bảo hiểm. 55
    2.2.2.2 Nghĩa vụ của bên bảo hiểm. 56
    2.3 Thay đổi, chấm dứt hợp đồng bảo hiểm XNK chuyên chở bằng đường biển 58
    2.3.1 Thay đổi hợp đồng bảo hiểm 58
    2.3.2 Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm 58
    2.4 Bồi thường tổn thất theo hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển. 62
    2.4.1 Điều kiện bồi thường 63
    2.4.2 Nguyên tắc bồi thường 63
    Chương III: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển 66
    3.1 Sơ lược lịch sử phát triển của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển. 66
    3.2 Thực trạng các quy định của Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển. 67
    3.2 Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển. 68
    Kết luận 73
    Tài liệu tham khảo 75

    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong xu thế hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới, nền ngoại thương Việt Nam trong những năm qua đã có những tiến bộ vượt bậc, góp phần làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế Việt Nam. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, những người làm công tác ngoại thương phải am hiểu rất nhiều lĩnh vực như: chuyên ngành hàng hải, vận tải, ngân hàng, kho vận, bảo hiểm, pháp lý.
    Xét về cơ cấu giá thành thì chi phí mua bảo hiểm cho lô hàng XNK có lẽ là chiếm phần nhỏ nhất trong các khoản chi phí. Với khoản chi phí nhỏ về bảo hiểm này, người có quyền lợi về hàng hoá có thể yên tâm về những rủi ro bất ngờ mà hàng hoá của mình có thể gặp phải. Tuy nhiên, không phải bất kỳ lúc nào hàng hoá được bảo hiểm bị hư hỏng, tổn thất cũng được người được bảo hiểm giải quyết bồi thường. Do vậy, vấn đề bảo hiểm hàng hoá trong vận chuyển cũng cần được quan tâm một cách thấu đáo trong công tác ngoại thương, nhất là trong thời gian qua, Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Bộ Luật dân sự, Luật kinh doanh bảo hiểm đã được Quốc hội thông qua cũng như Hiệp định thương mại Việt Mỹ đã có hiệu lực thi hành .
    Trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hoá thì bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển là phức tạp và gây ra nhiều tranh chấp nhất so với vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không, đường bộ, đường sắt và đường sông. Do vậy, nói đến bảo hiểm hàng hoá, người ta hay nghĩ đến bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, cùng với những kiến thức đã được học, em chọn đề tài: "Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển" cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
    Khoá luận này được viết theo phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp. Khi trình bày một vấn đề em thường xuất phát từ lịch sử của vấn đề, tiến hành so sánh các quy phạm, quy định của pháp luật, đi sâu vào phân tích sau đó tổng hợp lại. Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận được kết cấu thành ba chương:
    Chương I: Những vấn đề chung về bảo hiểm hàng hoá.
    Chương II: Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển.
    Chương III: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển.
    Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về kiến thức và thời gian, chắc chắn khoá luận không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè có quan tâm đến đề tài này để khoá luận được hoàn chỉnh hơn.
    Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của Trường Đại học Ngoại Thương. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Hoàng Ngọc Thiết đã giúp đỡ tận tình em trong quá trình nghiên cứu đề tài khoá luận, cảm ơn bạn bè ở Tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam (Bảo Việt), Công ty bảo hiểm xăng dầu (PJICO) đã cung cấp thông tin, tài liệu để giúp em hoàn thành khoá luận này.
     
Đang tải...