Luận Văn Một số vấn đề pháp lý về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Một số vấn đề pháp lý về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

    LỜI MỞ ĐẦU .1


    1. Tính cấp thiết của đề tài: 1


    2. Mục tiêu nghiên cứu: .2


    3. Phạm vi nghiên cứu: 2


    4. Phương pháp nghiên cứu: .2


    5. Cơ cấu đề tài: .3


    Chương 1: TỒNG QUAN VỀ TÔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO 4


    1.1 Sự ra đời của WTO: .4


    1.1.1 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT - Tổ chức tiền thân của


    WTO: 4


    1.1.2 Vòng đàm phán Uruguay và sự ra đời của WTO: .8


    1.2 Mục tiêu,chức năng và các nguyên tắc của WTO: 12


    1.2.1 Mục tiêu: 12


    1.2.2 Chức năng: .12


    1.2.3 Nguyên tắc: 13


    1.3 Sự hoàn chỉnh của WTO từ tổ chức tiền thân GATT: .14


    1.3.1 WTO là một khuôn khổ để đàm phán: 14


    1.3.2 WTO và các hiệp định mang tính thường trực lâu dài: 15


    1.3.3 Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO mang tính tự động và nhanh chóng: 16 Chương 2: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO .18


    2.1 Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947: .18


    2.2 Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO: .21


    2.2.1 Phạm vi điều chỉnh của Cơ chế giải quyết tranh chấp: 21


    2.2.2 Các nguyên tắc, đối tượng giải quyết tranh chấp: .22


    2.2.3 Các phương thức giải quyết tranh chấp: .24


    2.2.4 Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB): 25


    2.2.5 Quy chế Nhóm chuyên gia: 28


    2.2.6 Cơ quan phúc thẩm thường trực (Appellate Body): 30


    2.2.7 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp: .32


    2.2.8 Thủ tục đặc biệt dành cho các nước đang phát triển: .43


    Chương 3: THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP WTO VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 51


    3.1 Đánh giá thực tiễn: .51


    3.2 Những vấn đề còn tồn tại và một số hướng cải cách cơ chế: .67


    3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: 69

    3.3.1 Đối với Chinh phủ và cơ quan quản lý Nhà nước: 69


    3.3.2 Đối với Hiệp hội các Doanh nghiệp: .70


    3.3.3 Đối với sinh viên hiện nay: 71


    KẾT LUẬN .72

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài:


    Tổ chức thương mại Thế giới (viết tắt tiếng Anh là WTO), ra đời ngày 01 tháng 01 năm 1995, là tổ chức có quy mô lớn nhất trên thế giới trong lĩnh vực thương mại. Với số lượng thành viên hiện nay là 153 và chiếm trên 95% tổng giá trị trao đổi thương mại toàn cầu, WTO thực sự đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế. Quá trình hình thành WTO là một quá trình lâu dài, với những cuộc thương lượng khó khăn giữa các quốc gia, đặc biệt là trong vòng đàm phán Uruguay, kéo dài từ năm 1986 tới năm 1994. Trước khi WTO ra đời, thương mại thế giới được điều chỉnh bởi các quy định của Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT). GATT chỉ là một cơ chế tạm thời, có nhiều lỗ hổng, và phạm vi điều chỉnh chỉ giới hạn ở thương mại hàng hóa. Ngày nay, WTO là một tổ chức thường trực, có đầy đủ các cơ quan và phương tiện cần thiết, cũng như các quy định chi tiết, tạo một khung pháp lý hoàn chỉnh cho các quan hệ thương mại giữa các quốc gia. Phạm vi điều chỉnh của WTO không chỉ giới hạn ở thương mại hàng hóa, mà còn mở rộng ra cả thương mại dịch vụ, các khía cạnh đầu tư và sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại.


    Khi nhắc đến những thành tựu của vòng đàm phán Uruguay, người ta hay nhắc tới sự phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT/WTO. Từ chỗ chỉ là một cơ chế mang tính lỏng lẻo, thiếu độ tin cậy, đã hình thành một cơ chế giải quyết tranh chấp nhanh chóng, hiệu quả và có tính chuyên nghiệp cao. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã thực sự góp phần vào quá trình điều chỉnh pháp lý các hoạt động thương mại thế giới, tạo niềm tin cho các nước khi tham gia vào tự do hóa thương mại. Mặc dù vậy, cơ chế này chưa thể nói là hoàn thiện. Hoạt động thực tiễn trong những năm qua đã làm bộc lộ một số tồn tại cần phải được khắc phục trong thời gian tới.


    Với tư cách là một nước đang phát triển đã gia nhập WTO, Việt Nam đã bước vào một cuộc chơi lớn với những đổi thủ cạnh tranh lớn. Do đó, chúng ta không chỉ cần nắm vững các luật lệ của WTO để tránh dẫn đến vi phạm các luật này, mà còn phải hiểu rõ hoạt động của cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức này, bởi đó chính là một công cụ hữu hiệu giúp chúng ta bảo vệ lợi ích của mình chống lại hành vi bất hợp pháp của các nước khác. Từ khi gia nhập đến nay Việt Nam đã có 28 lần bị các quốc gia khác kiện.


    Vì tính cấp thiết trên nên người viết chọn đề tài “Một số vấn đề pháp lý về Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO” để thấy rõ được những quy định của “luật chơi chung” và thực tiễn của vấn đề giải quyết tranh chấp có những mặt tích cực, hạn chế cần khắc phục và thông qua những vụ kiện sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam chúng ta.


    2. Mục tiêu nghiên cứu:


    Là một đề tài nghiên cứu khoa học ở một gốc độ tương đổi nhỏ, do đó mục tiêu nghiên cứu của đề tài này cũng nhằm vào những yếu tố nói trên. Qua quá trình theo sát học tập, nghiên cứu người viết mang công sức và tâm quyết của mình muốn đem lại tác dụng trong quá trình xây dựng, nghiên cứu cũng như là điều kiện quan trọng để Sinh Viên nói lên suy nghĩ, ý kiến mình. Mặt khác, qua đề tài để hiểu rỏ được tính cần thiết khi chúng ta đi nghiên cứu sâu về cơ chế này, nhằm đem lại sự hiểu biết cần thiết cho người đọc. Qua đó, góp phần vào việc hoàn thiện cũng như nâng cao kiến thức, trình độ pháp lý cho mọi tầng lớp nhân dân, từ đó thấy được những hạn chế để rút ra những phương pháp đúng đắn, thiết yếu trong quá tình hoạt động. Đồng thời cho ta thấy được Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã thực sự góp phàn vào quá trình điều chỉnh pháp lý các hoạt động thương mại thế giới, tạo niềm tin cho các nước khi tham gia vào tự do hóa thương mại. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của cơ chế này trong thời gian qua cũng bộc lộ một số nhược điểm cần khắc phục.


    3. Phạm vi nghiên cứu:


    Đề tài luận văn là vấn đề có nội dung khá phong phú và tương đổi phức tạp, đòi hỏi phải được nghiên cứu sâu và đi vào từng lĩnh vực pháp lý riêng lẻ.


    Dưới góc độ của một luận văn, việc tập trung xem xét phân tích những vấn đề mang tính chất cơ bản về nội dung của những qui định của luật pháp Quốc tế. Để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các qui định trong Hiệp định, ngăn chặn các biện pháp thương mại vi phạm các Hiệp định, góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu to lớn của WTO, một Cơ chế giải quyết các tranh chấp trong khuôn khổ tổ chức này đã được thiết lập. Cơ chế này là sự hiện thực hóa xu thế pháp lý hóa quá trình giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế ngày nay, dần dần thay thế các phương thức giải quyết tranh chấp mang tính chính trị, ngoại giao trong lĩnh vực này.


    4. Phương pháp nghiên cứu:


    Nhằm hoàn thiện đề tài của mình một cách tốt nhất, người viết vận dụng một vài phương pháp nghiên cứu để làm công cụ phục vụ cho việc nghiên cứu của mình.


    Ở đây chúng ta vận dụng các biện pháp để đi nghiên cứu và mổ xẻ nó, cụ thể bằng các phương pháp nghiên cứu phân tích luật viết, chứng minh, tổng hợp, so sánh, đổi chiếu, liệt kê . với những kiến thức đã học kết hợp với sách báo, tài liệu có liên quan nhằm phân tích những điều kiện cụ thể, đi sâu nghiên cứu quá trình hình thành và thực tiễn hoạt động của cơ chế này.


    Một là, phương pháp phân tích luật viết dùng để tìm hiểu các qui định của của Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO.

    Hai là, phương pháp chứng minh, so sánh, đôi chiêu vận dụng các Hiệp định liên quan vấn đề giải quyết tranh chấp đồng thời kế thừa các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng.


    Ba là, phương pháp tổng hợp, thống kê và sử dụng các trang web để tìm kiếm tài liệu đồng thời vận dụng các tài liệu của các nhà luật học, bài báo và ý kiến chủ quan của người viết. Qua đó rút ra được những hạn chế cần hoàn thiện để cơ chế hoạt động sao cho có hiệu quả nhất, đồng thời cũng rút ra được những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Do kiến thức trong lĩnh vực quốc tế còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô và các bạn.


    5. Cơ cấu đề tài


    Đề tài được chia làm ba chương cụ thể trong phần nội dung như sau:


    CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO


    CHƯƠNG 2: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP WTO


    CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP WTO VÀ BÀI HỌC KINH NGHỆM CHO VIỆT NAM


    Mặc dù người thực hiện đề tài đã có rất nhiều cố gắng trong việc tìm và nghiên cứu tài liệu, cũng như tìm hiểu thực tiễn nhưng do đề tài thuộc lĩnh vực Quốc tế, song kiến thức còn hạn chế nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, sai sót.


    Xin ghi nhận những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn.


    Chân thành cảm ơn Thầy - Thạch Huôn - đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài luận văn này.
     

    Các file đính kèm:

    • 45-.pdf
      Kích thước:
      27.4 MB
      Xem:
      0
Đang tải...