Luận Văn Một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam, so sánh với pháp luật

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 15/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Lời mở đầu . 3
    Chương 1: Tổng quan về quản lý và điều hành công ty cổ phần . 8
    1.1. Khái quát chung về công ty cổ phần . 8
    1.1.1. Sự hình thành công ty cổ phần . 8
    1.1.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần trên thế giới 18
    1.1.1.2. Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần tại Việt Nam 12
    1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của công ty cổ phần . 16
    1.1.3. Phân loại công ty cổ phần 17
    1.1.4. Sự khác biệt giữa các loại hình công ty cổ phần của Việt Nam và của
    Cộng hòa Pháp 18
    1.2. Quản lý và điều hành công ty cổ phần 21
    1.2.1. Sự cần thiết của quản lý và điều hành công ty cổ phần . 21
    1.2.2. Nội dung của công tác quản lý và điều hành công ty cổ phần . 22
    Chương 2: Thực trạng một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ
    phần tại Việt Nam trong thời gian qua . 25
    2.1. Cách thức triệu tập Đại hội đồng cổ đông 25
    2.1.1. Quy định của pháp luật về triệu tập Đại hội đồng cổ đông . 25
    2.1.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam 25
    2.1.1.2. Quy định của pháp luật Pháp . 29
    2.1.2. Thực trạng về vấn đề triệu tập Đại hội đồng cổ đông tại Việt Nam 33
    2.1.3. Đánh giá về vấn đề triệu tập Đại hội đồng cổ đông tại Việt Nam và vận
    dụng kinh nghiệm của Pháp cho Việt Nam . 38
    2.2. Quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông thiểu số . 42
    2.2.1. Quy định của pháp luật về quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông
    thiểu số 42
    2.2.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam 42
    2.2.1.2. Quy định của pháp luật Pháp . 44
    2.2.2. Thực trạng về vấn đề quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông thiểu
    số tại Việt Nam 47
    2.2.3. Đánh giá về vấn đề quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông thiểu số
    tại Việt Nam và vận dụng kinh nghiệm của Pháp cho Việt Nam . 50
    2.3. Vai trò chức năng và trách nhiệm của Ban kiểm soát . 52
    2.3.1. Quy định của pháp luật về vai trò chức năng và trách nhiệm của Ban
    kiểm soát . 52
    2.3.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam 52
    2.3.1.2. Quy định của pháp luật Pháp . 54
    2.3.2. Thực trạng hoạt động của Ban kiểm soát tại Việt Nam . 56
    2.3.3. Đánh giá về hoạt động của Ban kiểm soát tại Việt Nam và vận dụng
    kinh nghiệm của Pháp cho Việt Nam 59
    2.4. Sự minh bạch trong công bố thông tin 61
    2.4.1. Quy định của pháp luật về vấn đề công bố thông tin . 61
    2.4.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam 61


    2.4.1.2. Quy định của pháp luật Pháp . 64
    2.4.2. Thực trạng về vấn đề minh bạch trong công bố thông tin tại Việt Nam . 65
    2.4.3. Đánh giá về vấn đề công bố thông tin tại Việt Nam và vận dụng kinh nghiệm của Pháp cho Việt Nam 68
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp lý về quản lý và điều
    hành công ty cổ phầnở Việt Nam 70
    3.1. Định hướng hoàn thiện các quy định pháp lý về quản lý và điều
    hành công ty cổ phần 70
    3.2. Giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định pháp lý về quản lý
    và điều hành công ty cổ phần ở Việt Nam 72
    3.2.1. Nhóm các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp lý 72
    3.2.1.1. Về cách thức triệu tập Đại hội đông cổ đông 72
    3.2.1.2. Về quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ . 73
    3.2.1.3. Về vai trò chức năng và trách nhiệm của Ban kiểm soát 74
    3.2.1.4. Về sự minh bạch trong công bố thông tin . 76
    3.2.2. Nhóm các giải pháp nhằm thực hiện đúng luật 78
    3.2.2.1. Về cách thức triệu tập Đại hội đông cổ đông 78
    3.2.2.2. Về quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ . 79
    3.2.2.3. Về vai trò chức năng và trách nhiệm của Ban kiểm soát 80
    3.2.2.4. Về sự minh bạch trong công bố thông tin . 81
    3.3. Một số giải pháp khác 83
    3.3.1. Nhóm giải pháp vĩ mô . 83
    3.3.2. Nhóm giải pháp vi mô . 85
    Kết luận 87
    Tài liệu tham khảo 89
    Phụ lục: Vụ án tranh chấp trong công ty cổ phần . 94


    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu và rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới. Đường lối phát triển kinh tế được Đảng và Nhà nước ta xác định là phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã thể hiện tính đúng đắn và sáng suốt thông qua sự tăng trưởng của nền kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện và không ngừng nâng cao. Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập và phát triển này chúng ta cũng còn phải đương đầu và cần vượt qua những rào cản trước những yếu tố kinh tế cũ vẫn còn tính bao cấp, lạc hậu và trước những yếu tố kinh tế mới còn mầy mò hoặc chưa có kinh nghiệm. Nền kinh tế thị trường ở nước ta là nền kinh tế tôn trọng sự tồn tại và phát triển của nhiều thành phần kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết và giám sát của Nhà nước thông qua các thế chế và hệ thống luật pháp kinh tế. Mặc dù vậy, để cho mọi thành phần kinh tế nhận thức được đầy đủ hệ thống luật pháp nói chung cũng như những đạo luật điều chỉnh hoạt động quản lý và điều hành doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh nói riêng là điều không dễ dàng thực hiện ngay. Lẽ đương nhiên là trong thực tiễn đã nảy sinh nhiều vụ tranh chấp, kiện tụng ở tất cả các loại hình doanh nghiệp chủ yếu xoay quanh những vấn đề về nhận thức, tuân thủ trong pháp luật và thực tế quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh trong đó loại hình công ty cổ phần là một mẫu ví dụ rất điển hình.
    Công ty cổ phần là một trong các loại hình doanh nghiệp đang phát triển và ngày càng phổ biến ở nước ta hiện nay. Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý và điều hành của loại hình công ty này, trong đó văn bản cơ bản nhất là Luật doanh nghiệp mới được chính thức áp dụng từ năm 2005 đến nay nên còn nhiều điểm cần bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn phát triển mạnh mẽ của loại hình doanh nghiệp này; bởi vì, so với các loại hình doanh nghiệp khác thì công ty cổ phần thường có nhiều ưu thế trong việc huy động tiền nhàn rỗi công chúng; linh hoạt, năng động trong quản lý, điều hành; và là loại hình doanh nghiệp chuyển đổi của các doanh nghiệp nhà nước theo theo chủ trương của Chính phủ.
    Trong thực tiễn, công tác quản lý và điều hành công ty cổ phần ở nước ta đã và đang có nhiều vướng mắc về pháp lý tạo nên các vụ tranh chấp xuất phát chính từ sự không am hiểu luật pháp hoặc lợi dụng sự chưa hoàn thiện của pháp luật để trục lợi. Một số vụ tranh chấp được đề cập nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, thậm chí được coi là những vụ án điển hình để đưa vào sách giáo khoa, sách tham khảo như: Vụ kiện họp Hội đồng quản trị không đúng trình tự theo quy định của luật tại Công ty cổ phần Từ Liêm năm 2005; vụ kiện đòi hủy bỏ Bản điều lệ và việc tăng vốn tại Công ty cổ phần Nhiếp ảnh Hà Nội năm 20051; hoặc vụ việc phát hành 25.000 cổ phần không đúng quy định và xảy ra tranh chấp giữa các cổ đông năm 2006 của Công ty cổ phần vận tải hành khách Thanh Xuân2 . Trong các tranh chấp này, vấn đề quyền và nghĩa vụ của mỗi cơ quan quản lý hay từng chức danh quản lý trong công ty cổ phần, pháp luật và Điều lệ công ty đều có những quy định cụ thể nhưng đôi khi không được tôn trọng, bên cạnh đó các quy định của luật pháp và Điều lệ công ty vẫn còn những kẽ hở hoặc không bao quát hết các vấn đề phát sinh từ thực tiễn nên việc xảy ra tranh chấp và phát sinh kiện tụng là điều không tranh khỏi.
    Thực tiễn này ở Việt Nam cũng là những vấn đề đã từng tồn tại của nhiều nước trên thế giới có phát triển và phổ biến loại hình công ty cổ phần trong nền kinh tế. Trong đó, Cộng hòa Pháp là quốc gia có hệ thống luật pháp điều chỉnh các hoạt động quản lý và điều hành công ty cổ phần khá hoàn thiện nên có thể học tập và rút
    ra được nhiều kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam trong quá trình hội nhập.

    Xuất phát từ những lý do trên, nhóm đã lựa chọn đề tài “Một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam - có so sánh với pháp luật cộng hoà Pháp” làm công trình nghiên cứu khoa học của mình. Sở dĩ nhóm chọn hệ thống luật pháp Cộng hoà Pháp mà cụ thể là Luật Công ty của Pháp bởi nhiều điểm tương đồng mà từ đó nhóm hy vọng có thể rút ra những đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện một số quy định pháp lý trong Luật doanh nghiệp 2005.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

    Liên quan đến các vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu một số công trình nghiên cứu của Việt Nam và của Pháp.
    Đối với các công trình nghiên cứu của Việt Nam, một số bài báo trong Tạp chí “Pháp lý” (như bài “Những bất cập cần sửa đổi trong văn bản thi hành luật Doanh nghiệp”, Thanh Nghị, 08/2008, Tạp chí Pháp lý, tr.9) đã phản ánh những bất cập cần sửa đổi trong văn bản thi hành luật doanh nghiệp, các vi phạm pháp luật mà doanh nghiệp thường mắc phải trong quản lý và điều hành công ty cổ phần. Một số bài báo nghiên cứu của các tác giả như Trương Thanh Đức (“Những nhầm lẫn và bất cập về thủ tục họp đại hội đồng cổ đông”, Tạp chí Nhà quản lý, số 73, tháng 07/2009), TS. Nguyễn Quốc Vinh (“Thỏa thuận cổ đông: Một nội dung mới cho pháp luật doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số tháng 11/2009) cũng đề cập tới những sai sót và nhầm lẫn về trình tự, thủ tục tiến hành việc quản lý và điều hành công ty cổ phần. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đã tham khảo trong một số tài liệu chuyên khảo như Chuyên khảo luật kinh tế của PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2004 hay Hỏi đáp Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp, của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW, NXB Tài chính, Hà Nội
    2006 cũng đã rút ra được nhiều thông tin bổ sung cho vấn đề nghiên cứu.

    Đối với các công trình nghiên cứu của Pháp, tác giả Francis Lemeunier trong công trình nghiên cứu “Société anonyme, constitution-gestion” đã nêu lên các vấn đề pháp lý trong việc hình thành, quản lý, điều hành công ty cổ phần. Các tác giả M. Cozian – A.Viandier – F. Deboissy trong công trình nghiên cứu có tên “Droit des sociétés” (2001, 4e édition, Édition Libraire de la Cour de Cassation 27 place
    Dauphines, 75001 Paris) đã phân tích các quy định trong Luật công ty của Pháp nhằm chỉ ra các quy định trong việc thành lập, quản lý và điều hành các loại hình công ty ở Pháp.
    Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu khoa học, nhóm nghiên cứu cho rằng chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào được tiến hành với nội dung như đề tài đã chọn.
    3. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu.

    - Đối tượng nghiên cứu: Những quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động quản lý và điều hành công ty cổ phần
    - Mục tiêu nghiên cứu: Các đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động quản lý và điều hành công ty cổ phầnở Việt Nam trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các công ty cổ phầntiếp cận từ góc độ pháp lý trong quản lý và điều hành, đồng thời nghiên cứu và vận dụng các kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về các vấn đề có liên quan.


    4. Phương pháp nghiên cứu

    - Phương pháp luận nghiên cứu: Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

    - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phân tích, tổng hợp, so sánh luật học, điều tra xã hội học (sử dụng bảng hỏi, phỏng vấn chuyên gia).
    5. Phạm vi nghiên cứu

    - Về thời gian: từ khi ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 cho đến nay.

    - Về không gian: Việt Nam và cộng hòa Pháp.

    - Về nội dung: hoạt động quản lý và điều hành công ty cổ phầnhiện nay đặt ra rất nhiều vấn đề pháp lý. Tuy nhiên, để có thể nghiên cứu sâu, nhóm nghiên cứu chỉ giới hạn công trình nghiên cứu của mình ở bốn vấn đề sau đây: cách thức triệu tập Đại hội đồng cổ đông, quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông thiểu số, vai trò, chức năng và trách nhiệm của Ban kiểm soát, sự minh bạch trong công bố thông
    tin.

    6. Kết quả nghiên cứu dự kiến

    Báo cáo khoa học với các đề xuất nhằm hoàn thiện một số quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động quản lý và điều hành công ty cổ phần ở Việt Nam.

    7. Bố cục của đề tài nghiên cứu

    Chương 1: Tổng quan về quản lý và điều hành công ty cổ phần

    Chương 2: Thực trạng một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam trong thời gian qua.

    Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp lý về quản lý và điều hành công ty cổ phần ở Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

    • 20.doc
      Kích thước:
      3.3 MB
      Xem:
      0
    • 20.pdf
      Kích thước:
      1.1 MB
      Xem:
      0
Đang tải...