Tiểu Luận Một số vấn đề pháp lý cơ bản của hiến chương ASEAN

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Một số vấn đề pháp lý cơ bản của hiến chương ASEAN
    Giới thiệu chung

    Ngày 20/11/2007 bản Hiến chương của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) gồm 13 chương với 55 điều khoản và 4 phụ lục đã được các nguyên thủ và người đứng đầu Chính phủ của 10 quốc gia thành viên long trọng thông qua và ký tại Sinh-ga-po nhân dịp dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13. Việc ký kết Hiến chương ASEAN đánh dấu một mốc lịch sử và có một ý nghĩa lớn lao đối với quá trình hợp tác giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á. Cho đến nay, bản Hiến chương ASEAN đã được 10 quốc gia thành viên ASEAN phê chuẩn và sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2009. Nhân sự kiện này, bài viết giới thiệu về một số vấn đề pháp lý cơ bản của Hiến chương ASEAN.
    1. Quy chế pháp lý và nguyên tắc hoạt động của ASEAN
    1.1. Quy chế pháp lý của ASEAN
    Hiến chương ASEAN lần đầu tiên khẳng định rõ ràng quy chế pháp lý quốc tế của tổ chức ASEAN. Như chúng ta biết, ASEAN ra đời từ năm 1967 qua việc thông qua Tuyên bố Băng cốc - một văn kiện mang tính chính trị, chứ không phải văn kiện pháp lý. Sau 40 năm phát triển, hiện nay, ASEAN trên thực tế là một tổ chức khu vực quan trọng, nhưng về mặt pháp lý, ASEAN vẫn là một hiệp hội. Cùng với việc ký kết Hiến chương, quy chế pháp lý của ASEAN đã được thay đổi một cách căn bản. Điều 3 của Hiến chương quy định“ASEAN là một tổ chức liên chính phủ và có quy chế pháp lý”. Trong quá trình thương lượng, các nước ASEAN đều nhất trí duy trì tính chất liên chính phủ của ASEAN, ASEAN không phải là một tổ chức siêu quốc gia và cũng chưa phải lúc gọi nó là Liên minh.
    Hiện nay, ASEAN có 10 quốc gia thành viên. Câu hỏi đặt ra là: trong tương lai ASEAN có mở rộng ra nữa không? Và, tiêu chí để các quốc gia khác trở thành thành viên mới sẽ thế nào? Điều 6 của Hiến chương ASEAN nêu rõ 4 tiêu chí cụ thể như sau:

    • Một là, quốc gia đó phải ở trong khu vực địa lý Đông Nam Á được công nhận (tiêu chí này loại trừ việc ASEAN trở thành một tổ chức liên khu vực);
    • Hai là, quốc gia đó phải được tất cả các thành viên của ASEAN công nhận;
    • Ba là, quốc gia đó đồng ý chấp nhận sự ràng buộc của Hiến chương;
    • Bốn là, quốc gia đó có khả năng và thiện chí thực hiện các nghĩa vụ thành viên của tổ chức.

    Hai tiêu chí sau tương tự như quy định của Hiến chương Liên hiệp quốc (1) và nhiều tổ chức quốc tế và khu vực khác, còn hai tiêu chí đầu mang tính đặc thù của ASEAN. Quyết định cuối cùng về việc kết nạp phải do Hội nghị cấp cao thông qua bằng đồng thuận.
    Về cơ cấu tổ chức, một mặt Hiến chương ASEAN tiếp tục kế thừa khung cơ cấu hiện hành của ASEAN với các cơ quan: Hội nghị Cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành khác, Ban Thư ký Tuy nhiên, điểm mới ở đây là vai trò của các cơ quan hiện hành đó được tăng cường hơn hoặc xác định cụ thể hơn. Hiện nay, Hội nghị Cấp cao chỉ họp mỗi năm 01 lần, nhưng sau này sẽ họp 02 lần/năm. Ngoài các thẩm quyền khác, Hội nghị Cấp cao sẽ xem xét các tranh chấp nảy sinh giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Vai trò của Tổng Thư ký ASEAN và của quốc gia Chủ tịch ASEAN cũng có những nét mới, như Tổng Thư ký và Chủ tịch ASEAN có thể thực hiện chức năng hòa giải, môi giới, trung gian khi các thành viên ASEAN có tranh chấp yêu cầu(2); Tổng Thư ký được giao chức năng giám sát việc tuân thủ các khuyến nghị, quyết định của các cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN (3). Bên cạnh đó, Hiến chương cũng trù định lập thêm một số cơ quan mới như Hội đồng Cộng đồng An ninh - Chính trị ASEAN, Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, ủy ban Các Đại diện thường trực ASEAN cũng như sẽ lập Cơ quan Nhân quyền của ASEAN.
    1.2 Các nguyên tắc cơ bản của ASEAN

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...