Luận Văn Một số vấn đề pháp luật về bảo đảm tiền vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đối với mỗi quốc gia, Ngân hàng đóng vai trò là “huyết mạch” của nền kinh tế. Bởi vậy, hoạt động ngân hàng liên quan chặt chẽ đến quá trình phát triển kinh tế xã hội. Bằng hoạt động của mình, các NHTM đã điều tiết vốn từ những nơi nhàn rỗi đến những nơi có nhu cầu về vốn, tạo động lực cho phát triển kinh tế. Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất. Với những đặc tính riêng vốn có, cho vay trở thành lĩnh vực hoạt động có nhiều nguy cơ rủi ro nhất trong tổng thể hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại. Điều này bắt buộc các NHTM phải áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế tối đa rủi ro này, biện pháp được coi là hữu hiệu nhất chính là áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay. Bởi bảo toàn vốn trong hoạt động cho vay luôn là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM, cho vay phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả. Việc bảo toàn được nguồn vốn thông qua các biện pháp bảo đảm tiền vay của NHTM không chỉ là mối quan tâm của ngân hàng với vai trò là người trực tiếp cho vay; mà còn là sự quan tâm của các cơ quan Nhà nước trong quản lý và điều hành lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng. Bảo đảm an toàn hoạt động cho vay của ngân hàng không những đảm bảo an toàn cho NHTM hoạt động hiệu quả mà đồng thời có tác dụng tích cực góp phần bình ổn và phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.
    Nhằm đảm bảo sự an toàn, ổn định và hạn chế tối đa rủi ro thì cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động cho vay của NHTM nói riêng và hoạt động tín dụng của TCTD nói chung. Ở nước ta, kể từ khi ban hành Luật NHNN và Luật các TCTD (tháng 10 năm 1997), thì các Quy định pháp luật về BĐTV và một số vấn đề liên quan đến BĐTV được ban hành và thực thi đã góp phần không nhỏ trong việc bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế, sự đổi thay của xã hội, các quy định về BĐTV đã bộc lộ những bất cập, đặc biệt là sự thiếu đồng bộ trong xử lí các vấn đề liên quan đến BĐTV nói chung, tài sản bảo đảm nói riêng.
    Việt Nam đã ra nhập WTO, và ngày càng hòa nhập vào các quan hệ đa phương quốc tế. Như vậy, không những khoảng cách về phát triển kinh tế xã hội phải được thu hẹp mà khoảng cách về luật pháp cũng phải được rút ngắn. Đó là cơ hội và cũng là thách thức cho chúng ta trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực tài chính- ngân hàng, những ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế. Do vậy, Vai trò của các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng mà đặc biệt là các biện pháp bảo đảm tiền vay là rất lớn. Trên thực tế, BĐTV trong các NHTM đã được quan tâm, nhưng còn không ít những khó khăn bất cập phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật về BĐTV, từ khâu công chứng, chứng thực hợp đồng bảo đảm tiền vay, đăng kí giao dịch bảo đảm tiền vay đến việc xử lí tài sản bảo đảm. Với mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp lý về bảo đảm tiền vay, tôi đã lựa chọn đề tài Khóa luận tốt nghiệp với tiêu đề: “Một số vấn đề pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các NHTM ở Việt Nam hiện nay”.
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Tình hình nghiên cứu. 2
    3. Mục tiêu nghiên cứu. 3
    4. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu được sử dụng. 3
    5. Kết cấu của luận văn. 4
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI. 5
    1.1. Khái quát chung về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. 5
    1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 5
    1.1.2. Các nguyên tắc cho vay. 10
    1.2. Khái luận về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. 11
    1.2.1. Khái niệm, đặc điểm BĐTV của NHTM . 11
    1.2.2. Các loại bảo đảm tiền vay. 19
    1.2.3. Các điều kiện đối với tài sản bảo đảm tiền vay. 25
    1.2.4. Vai trò của BĐTV trong hoạt động cho vay của NHTM . 28
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI Ở VIỆT NAM . 31
    2.1. Chủ thể tham gia bảo đảm tiền vay. 31
    2.1.1. Bên nhận bảo đảm (chủ thể nhận cầm cố, thế chấp, bảo lãnh). 31
    2.1.2. Bên bảo đảm (chủ thể cầm cố, thế chấp, bảo lãnh). 32
    2.2. Hợp đồng bảo đảm tiền vay. 36
    2.2.1. Các tài sản bảo đảm 36
    2.2.1.1. Tài sản là các loại giấy tờ có giá. 36
    2.2.1.2. Tài sản là phần vốn góp cổ phần (cổ phiếu) trong doanh nghiệp. 37
    2.2.1.3. Tài sản là toàn bộ sản nghiệp thương mại 39
    2.2.1.4. Tài sản là quyền tài sản. 40
    2.2.1.5. Tài sản là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. 41
    2.2.1.6. Tài sản hình thành trong tương lai 42
    2.2.1.7. Tài sản là quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất 47
    2.2.2. Phạm vi bảo đảm thực hiện bảo đảm tiền vay. 49
    2.2.3. Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm tiền vay. 50
    2.2.4. Công chứng, chứng thực hợp đồng bảo đảm tiền vay. 52
    2.2.5. Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay. 55
    2.3. Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. 61
    2.3.1 Căn cứ xử lý tài sản bảo đảm 61
    2.3.2. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm 63
    2.3.3 Thủ tục và phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. 63
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐÀM TIỀN VAY 65
    3.1 Các nguyên tắc cơ bản chi phối việc thực hiện pháp luật về bảo đảm tiền vay. 65
    3.3 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay. 67
    3.3.1 Bổ sung và thống nhất các quy định pháp luật về BĐTV 71
    3.3.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến việc xác lập và thực hiện giao dịch bảo đảm tiền vay. 72
    3.3.3. Hoàn chỉnh các quy định pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm 79
    3.3.4 Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. 81
    3.3.5. Cần nâng cao năng lực định giá tài sản bảo đảm 84
    3.3.6. Về nâng cao chât lượng thẩm định trước khi cho vay của NHTM . 85
    3.3.7. Hoàn chỉnh các quy định pháp luật về đăng ký quyền sở hữu tài sản. 88
    3.3.7. Phát triển thị trường bất động sản đồng bộ, công khai, minh bạch. 89
    KẾT LUẬN 91
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

    Văn bản pháp luật Việt Nam
    1. Bộ luật dân sự 2005
    2. Luật các tổ chức tín dụng 1997
    3. Luật Đất đai 2003
    4.Luật nhà ở 2005
    5. Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006
    6. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.
    Văn bản pháp luật nước ngoài
    17. Luật về bảo đảm của Trung Quốc. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1995.
    Sách tham khảo
    18. TS. Lê Thị Thu Thủy (chủ biên), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2005
    19. TS. Lê Thị Thu Thủy (chủ biên), Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng (sách chuyên khảo), NXB Tư pháp, năm 2006.
    20. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, năm 2003

    Các công trình nghiên cứu, bài đăng báo, tài liệu
    21. Phạm Hùng Thắng, “Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia, Hà Nội 2007.
    22. Dương Thị Bình, “Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các TCTD ở Việt Nam” Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia, Hà Nội 2006.
    23. Hoàng Anh Tuấn, “Pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của các NHTM ở Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia, Hà Nội 2006.
    24. TS. Lê Thị Thu Thủy, Pháp luật về cầm cố tài sản vay vốn ngân hàng, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 11 tháng 11/2002.
    25.
    Tạp chí ngân hàng, thời báo ngân hàng, Tạp chí Thị trường tài chính – tiền tệ, Tạp chí Luật học, Tạp chí Nhà nước và pháp luật
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...