Luận Văn Một số vấn đề pháp luật Bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX về Chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2001 – 2010 đã nhấn mạnh: “Phải đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của thị trường tài chính tiền tệ trong toàn bộ nền kinh tế”, theo đó nhiệm vụ trước mắt là “Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ – ngân hàng”{1,tr.197}. Để thực hiện nhiệm vụ này, việc nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi – một thiết chế mới hình thành ở Việt Nam về an toàn trong kinh doanh tiền tệ – ngân hàng là một việc làm hết sức cần thiết.
    Việt Nam là một nước có nền kinh tế chậm phát triển và đang từng bước chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế trên phạm vi toàn cầu, đây sẽ là một thách thức to lớn đối với nền kinh tế chậm phát triển như Việt Nam. Hoạt động ngân hàng tại Việt Nam và hệ thống Ngân hàng Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức của quy luật thị trường đầy rủi ro trong hoạt động kinh doanh luôn đe dọa sự ổn định của từng ngân hàng nói riêng và cả hệ thống ngân hàng nói chung.
    Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn lạnh mạnh cho hoạt động kinh doanh tiền tệ – ngân hàng, ngăn ngừa sự đổ vỡ hàng loạt tổ chức tín dụng, cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, ngày 01/09/1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/1999/NĐ-CP về bảo hiểm tiền gửi, là cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi đầu tiên ở Việt Nam ra đời, bảo hiểm tiền gửi được coi là một thiết chế, một công cụ mới trong việc đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng ở Việt Nam. Tiếp theo đó, ngày 09/11/1999 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 218/1999/QĐ-TTg về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; Nghị định số 109/2005/NĐ- CP về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 89 . Như vậy, cùng với sự ra đời của hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam thì pháp luật về bảo hiểm tiền gửi cũng được hình thành nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi.
    Tuy pháp luật đã hoàn thiện ở một mức độ nhất định nhưng pháp luật về bảo hiểm tiền gửi trong giai đoạn hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập: các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi chưa thống nhất, đồng bộ, chưa đầy đủ và không rõ ràng nên đã gây khó khăn cho việc áp dụng các quy định về bảo hiểm tiền gửi vào thực tiễn. Điều này đặt ra yêu cầu phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam đạt được hiệu quả, thực hiện được mục tiêu trọng tâm là đảm bảo sự ổn định cho cả hệ thống tài chính, vì những lý do trên tác giả đã chọn đề tài “Một số vấn đề pháp luật Bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu.

    2. Đối tượng nghiên cứu.
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định hiện hành của pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, mối quan hệ của các quy định này trong tổng thể hệ thống pháp luật về tài chính ngân hàng và sự tác động của hệ thống pháp luật đối với thực tiễn hoạt động bảo hiểm tiền gửi.

    3. Phương pháp nghiên cứu.
    Khoá luận lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu và thực hiện đề tài này.Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong việc nghiên cứu và thực hiện khoá luận gồm: phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp nhằm làm sáng tỏ vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu đề tài.

    4. Bố cục khoá luận.
    Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khoá luận gồm 3 chương.
    Chương I. Một số vấn đề cơ bản về Bảo hiểm tiền gửi.
    Chương II. Một số nội dung pháp luật hiện hành về Bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng.
    Chương III. Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI. 7
    1.1. Sự hình thành của bảo hiểm tiền gửi trên Thế giới và Việt Nam. 7
    1.1.1. Vài nét về bảo hiểm tiền gửi trên Thế giới và Việt Nam. 7
    1.1.2. Mô hình bảo hiểm tiền gửi trên Thế giới và Việt Nam. 10
    1.2. Khái niệm bảo hiểm tiền gửi. 13
    1.3. Mục tiêu của bảo hiểm tiền gửi. 15
    1.4. Vai trò của bảo hiểm tiền gửi. 15
    1.5. Khái niệm pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. 18
    CHƯƠNG II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở VIỆT NAM 20
    HIỆN NAY.
    2.1. Vị trí và cơ cấu của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi. 20
    2.1.1. Vị trí pháp lý của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và mối quan hệ giữa
    Bảo hiểm tiền gửi với các cơ quan Nhà nước khác. 20
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. 22
    2.1.3. Nội dung các quyền và nghĩa vụ cơ bản của Bảo hiểm tiền gửi
    Việt Nam. 23
    2.2. Các quy định điều chỉnh về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. 29
    2.3. Các quy định về chủ thể được hưởng quyền lợi bảo hiểm. 32
    2.4. Các quy định về loại tiền gửi và hạn mức tối đa được bảo hiểm, 34
    mức phí bảo hiểm tiền gửi.
    2.4.1. Các loại tiền bảo hiểm. 34
    2.4.2. Hạn mức tiền gửi tối đa được bảo hiểm. 35
    2.4.3. Mức phí bảo hiểm tiền gửi. 37
    2.5. Sự kiện bảo hiểm và thủ tục chi trả bảo hiểm. 40
    2.5.1. Sự kiện bảo hiểm. 40
    2.5.2. Thủ tục chi trả bảo hiểm. 40
    CHƯƠNG III. NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM 43
    TIỀN GỬI VIỆT NAM.
    3.1. Chủ thể tham gia quan hệ bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. 43
    3.1.1. Về tổ chức nhận bảo hiểm tiền gửi. 43
    3.1.2. Về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. 45
    3.2. Về hạn mức tiền gửi tối đa được bảo hiểm, mức phí bảo hiểm 46
    tiền gửi.
    3.3.Về sự kiện bảo hiểm tiền gửi và thủ tục chi trả bảo hiểm. 47
    3.3.1. Sự kiện bảo hiểm tiền gửi. 47
    3.3.2. Thủ tục chi trả bảo hiểm tiền gửi. 48
    3.4. Thông tin tới người gửi tiền 49
    3.5. Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh 50
    trong lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi.
    KẾT LUẬN 51
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...