Luận Văn Một số vấn đề pháp lí cơ bản của luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Ác Niệm, 13/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trước xu hướng chung của sự phát triển quốc tế là khu vực hóa, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng như các nước khác đang bước nhanh vào tiến trình hội nhập. quan hệ giữa các quốc gia diễn ra trong điều kiện hết sức đa dạng, khác biệt về bản sắc văn hóa cùng các điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội. Hình thành và phát triển trong điều kiện quan hệ quốc tế đó, Điều ước quốc tế (ĐƯQT) có chức năng duy trì và ổn định tương đối trật tự pháp lý quốc tế, giữ gìn quan hệ bình đẳng giữa các quốc gia, bảo đảm hài hòa lợi ích chung của cộng đồng và lợi ích quốc gia, đồng thời bảo đảm các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được thực thi và tuân thủ.
    Nhận thức được rõ vai trò của điều ước quốc tế trong thời kì các quốc gia trên thế giới đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại và hợp tác, chúng ta cũng nhìn nhận được tầm quan trọng của vấn đề ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế đối với thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng. Việt Nam – một quốc gia nhỏ, đang phát triển, tiếng nói chưa có sức nặng trên trường quốc tế thì việc làm sao để khi ký kết, thực hiện điều ước quốc tế vừa phù hợp xu hướng quốc tế chung, vừa đảm bảo lợi ích quốc gia là rất quan trọng. Do đó, vấn đề ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đặt ra rất cấp thiết. Đây cũng là lí do vì sao tôi chọn đề tài: “Một số vấn đề pháp lí cơ bản của luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
    Bài khóa luận này tập trung làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản về điều ước quốc tế của luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005 trong tương quan với hệ thống pháp luật Việt Nam và Luật điều ước quốc tế (Công ước Viên 1969).
    Phân tích những qui định của pháp luật hiện hành và thực tiễn kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế tại Việt Nam. Đưa ra những nhận xét, đánh giá cũng như một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa việc ký kết, thực hiện điều ước quốc tế trong bối cảnh hội nhập trước mắt cũng như trong tương lai.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng các phương pháp của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng một số phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh, kết hợp lý luận và thực tiễn.
    4. Nội dung của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:
    - Chương I: Những vấn đề cơ bản về luật điều ước quốc tế và sơ lược quá trình phát triển của các qui định về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.
    - Chương II: Các qui định cơ bản của pháp luật Việt Nam về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.
    - Chương III: Sự tương thích của luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005 với Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế. Thực trạng ký kết, thực hiện và một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều ước quốc tế ở Việt Nam.

    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG I 3
    NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUY ĐỊNH 3
    VỀ KÝ KẾT, GIA NHẬP VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 3
    1. Một số vấn đề cơ bản về luật điều ước quốc tế 3
    1.1. Khái niệm điều ước quốc tế 3
    1.1.1. Về định nghĩa ĐƯQT 3
    1.1.2. Về cơ cấu ĐƯQT 6
    1.1.3. Về phân loại và ngôn ngữ điều ước quốc tế 7
    1.1.4. Hiệu lực của ĐƯQT 8
    1.1.5. Về tên gọi của ĐƯQT 10
    1.2. Khái niệm luật ĐƯQT 11
    1.2.1. Về định nghĩa luật ĐƯQT 11
    1.2.2. Về nguyên tắc cơ bản của luật ĐƯQT 12
    1.2.3. Nguồn của luật ĐƯQT 13
    1.3. Về các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ ký kết và thực hiện ĐƯQT 14
    1.3.1. Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng trong quá trình ký kết ĐƯQT 14
    1.3.2. Nguyên tắc ĐƯQT phải có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế 15
    1.3.3. Nguyên tắc pasta sunt servanda 15
    2. Sơ lược quá trình phát triển của các quy định về ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT trong pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay 16
    2.1. Từ năm 1945 đến trước đổi mới năm 1986 16
    2.1. Giai đoạn từ sau đổi mới 1986 đến nay 17
    CHƯƠNG II 21
    CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÍ CƠ BẢN CỦA VIỆT NAM VỀ KÝ KẾT, 21
    GIA NHẬP VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ HIỆN HÀNH 21
    1. Vấn đề ký kết, gia nhập ĐƯQT 21
    1.1. Về thẩm quyền ký kết, gia nhập ĐƯQT 21
    1.2. Quy định về vấn đề hình thành văn bản điều ước 22
    1.2.1. Về việc đề xuất đàm phán 23
    1.2.2. Về thẩm định ĐƯQT 23
    1.2.3. Về đàm phán ĐƯQT 24
    1.3. Các qui định về hành vi xác nhận sự ràng buộc đối với một ĐƯQT 25
    1.3.1. Về ký ĐƯQT 25
    1.3.2. Về hành vi phê chuẩn ĐƯQT 26
    1.3.3. Về hành vi phê duyệt ĐƯQT 27
    1.3.4. Về trao đổi văn kiện tạo thành ĐƯQT 28
    1.3.5. Về gia nhập ĐƯQT 28
    1.3.6. Về hiệu lực, áp dụng tạm thời toàn bộ hoặc một phần ĐƯQT 30
    1.3.7. Về lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, công bố, đăng kí ĐƯQT 31
    2. Về các quy định pháp lý cơ bản về thực hiện ĐƯQT 32
    2.1. Về kế hoặch thực hiện ĐƯQT 32
    2.2. Về hoạt động giải thích ĐƯQT 32
    2.3. pháp luật Việt Nam cũng dự liệu và điều chỉnh những tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện ĐƯQT 34
    2.4. Mối quan hệ giữa ĐƯQT và luật quốc gia 35
    CHƯƠNG III 37
    SỰ TƯƠNG THÍCH GIỮA LUẬT KÝ KẾT, GIA NHẬP VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 2005 VỚI CÔNG ƯỚC VIÊN 1969. THỰC TRẠNG KÝ KẾT, THỰC HIỆN VÀ MỘT VÀI KIẾN NGHỊ NHẰM 37
    HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM 37
    1. Những điểm mới của luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT 2005 37
    1.1. Những quy định chung 37
    1.1.1. Về phạm vi áp dụng 37
    1.1.2. Về giải thích từ ngữ 37
    1.1.3. Về mối quan hệ giữa ĐƯQT và văn bản quy phạm pháp luật trong nước 38
    1.2. Về ký kết ĐƯQT 39
    1.3. Về gia nhập ĐƯQT nhiều bên 39
    1.4. Về bảo lưu ĐƯQT; hiệu lực áp dụng tạm thời toàn bộ hoặc một phần ĐƯQT, lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, công bố, đăng kí ĐƯQT 40
    1.4.1. Về bảo lưu ĐƯQT 40
    1.4.2. Về hiệu lực, áp dụng tạm thời toàn bộ hay một phần ĐƯQT 40
    1.5. Về thực hiện ĐƯQT 41
    1.6. Về trách nhiệm của cơ quan,của tổ chức, của cá nhân trong hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT 41
    2. Sự phù hợp của luật 2005 so với Công ước Viên 1969 về luật ĐƯQT 42
    2.1. Về những quy định chung 42
    2.1.1. Về phạm vi điều chỉnh 42
    2.1.2. Về giải thích từ ngữ 43
    2.2. Về ký kết ĐƯQT 44
    2.2.1. Về vấn đề uỷ quyền 44
    2.2.2. Về xác thực văn bản điều ước 44
    2.2.3. Về các hình thức biểu thị sự đồng ý chấp nhận sự ràng buộc của một ĐƯQT với quốc gia 45
    2.2.4. Về bảo lưu ĐƯQT 46
    2.3. Về thực hiện ĐƯQT 46
    3. Thực trạng ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về ĐƯQT ở Việt Nam 47
    3.1. Thực trạng ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT ở Việt Nam từ năm 1945 đến trước ngày luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT 2005 có hiệu lực 47
    3.1.1. Giai đoạn từ năm 1945-1986 47
    3.1.2. Giai đoạn từ 1986 đến trước khi luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT 2005 có hiệu lực (mồng 1 tháng 1 năm 2006) 49
    3.2. Những tồn tại của việc ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT ở Việt Nam và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật ĐƯQT của Việt Nam 50
    3.2.1. Về thực tiễn ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT 50
    3.2.2. Về những quy định của pháp luật Việt Nam trong ký kết,gia nhập và thực hiện ĐƯQT trong luật 2005 51
    KẾT LUẬN 55
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...