Tài liệu Một số vấn đề lý luận về khái niệm công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức (tham khảo làm luận văn)

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức trong giai đoạn cách mạng mới, Đảng ta đã chủ trương: “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức với chương trình, nội dung sát hợp; chú trọng đội ngũ cán bộ xã, phường Có chương trình kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên cán bộ, công chức nhà nước” [10, tr.217-218, 339]. Đảng ta coi việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là việc làm thường xuyên, cần được ưu tiên trong sự nghiệp đổi mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Trên cơ sở định hướng của các Văn kiện Đại hội Đảng, các Nghị quyết Trung ương, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành những văn bản qui phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức và chỉ đạo, triển khai thực hiện thống nhất trong toàn quốc. Từ những qui định về công chức, Nhà nước ta coi việc đào tạo, bồi dưỡng công chức cũng là nghĩa vụ, quyền lợi của công chức cần được thể chế hoá trong Pháp lệnh Cán bộ, công chức: “Cán bộ, công chức phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ, được quyền nghiên cứu khoa học, sáng tác” [35]. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công chức, Pháp lệnh còn qui định trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với việc đào tạo, bồi dưỡng công chức:”Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức có trách nhiệm xây dựng qui hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao trình độ, năng lực cán bộ, công chức” [35].
    Như vậy, đào tạo, bồi dưỡng công chức là một phương tiện để đạt tới mục đích cuối cùng chứ bản thân nó không phải là mục đích cuối cùng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng theo như thường hiểu, bao hàm nhiều hoạt động giáo dục và phát triển chứ không chỉ là một phần của chương trình học tập kiến thức, kỹ năng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng là một bộ phận của chiến lược tổng thể quản lý nguồn nhân lực bao gồm lập kế hoạch và công tác quản lý cán bộ; các quy định nhiệm vụ cho công chức, lương bổng, các sáng kiến quản lý công việc và năng suất công tác; các mối quan hệ lao động trong cơ quan, tổ chức v.v. Đào tạo, bồi dưỡng công chức giữ vai trò bổ trợ, tăng cường kiến thức, kỹ năng để người công chức có đủ năng lực đáp ứng hoạt động quản lý, điều hành. Đào tạo và bồi dưỡng là hai khái niệm phản ánh cùng một mục tiêu là truyền kiến thức cho người công chức. Tuy vậy, hai thuật ngữ này có những tính chất, nội dung, phạm vi tồn tại và quy trình khác nhau.
    Đào tạo là quá trình truyền thụ khối lượng kiến thức mới một cách có hệ thống để người công chức thông qua đó trở thành người có trình độ cao hơn trước đó. Như đào tạo để cấp bằng lý luận chính trị cao cấp, đào tạo cử nhân hành chính và các chuyên gia đầu ngành. Chương trình của đào tạo gắn liền với một trình độ học vấn ở một cấp độ nhất định, vì vậy sau một quá trình đào tạo mỗi người học được cấp bằng. Đào tạo là một quá trình thay đổi dạng hoạt động nghề nghiệp hay phương thức hoạt động nghề nghiệp (bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với công việc phản ánh thông qua năng lực ) để phù hợp với những thay đổi môi trường. Đào tạo phải gắn với những thay đổi môi trường, đáp ứng đòi hỏi của môi trường. Ví như sự thay đổi cơ chế kinh tế, đòi hỏi đội ngũ công chức quản lý kinh tế thời bao cấp phải được đào tạo lại theo chương trình phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Thông thường, đào tạo là một quá trình trang bị kiến thức cơ bản mới hoặc ở trình độ cao hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...