Luận Văn Một số vấn đề lý luận về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số vấn đề lý luận về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại

    Một số vấn đề lý luận về hoạt động kinh doanh của
    doanh nghiệp thương mại

    i. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường.
    1. kinh doanh thương mại và vai trò của kinh doanh thương mại
    1.1 Khái niệm về kinh doanh thương mại
    Hoạt động trao đổi, mua bán sản phẩm hàng hoá vật chất trong nền kinh tế tạo ra tiền đề và cơ hội cho sự hình thành và phát triển của một lĩnh vực kinh doanh: kinh doanh thương mại.
    kinh doanh thương mại là sự đầu tư tiền của, công sức của một cá nhân hay một tổ chức vào việc mua bán hàng hoá để bán lại hàng hoá đó nhằm tìm kiếm lợi nhuận.
    kinh doanh thương mại trước hết đòi hỏi phải có vốn kinh doanh. Vốn kinh doanh là các khoản vốn bằng tiền và các tài sản khác.
    kinh doanh thương mại đòi hỏi phải thực hiện hành vi mua để bán. Xét trên toàn bộ và cả quá trình thì hoạt động kinh doanh thương mại phải thực hiện hành vi mua hàng, nhưng mua hàng không phải để mình dùng mà mua hàng để bán cho người khác. Đó là hoạt động buôn bán.
    kinh doanh thương mại dùng vốn vào hoạt động kinh doanh cũng đòi hỏi sau mỗi chu kỳ kinh doanh phải bảo toàn được vốn và có lãi. Có như vậy mới mở rộng và phát triển kinh doanh. Ngược lại thua lỗ dẫn tới doanh nghiệp bị phá sản.
    1.2 Vai trò của kinh doanh thương mại
    kinh doanh thương mại là lĩnh vực hoạt động chuyên nghiệp trong lưu thông hàng hoá. Trước hết kinh doanh thương mại có tác dụng nhiều mặt đối với lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực tiêu dùng của xã hội. Nó cung ứng vật tư hàng hoá cần thiết một cách đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng số lượng, chất lượng một cách thuận lợi với quy mô ngày càng mở rộng.
    Thứ hai, kinh doanh thương mại thúc đẩy việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất. Thông qua việc bảo đảm những loại máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, kinh doanh thương mại thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất sử dụng các loại máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu mới, hiện đại. Đồng thời thúc đẩy nhu cầu, gợi mở nhu cầu, đảm bảo cho người tiêu dùng những hàng hoá tốt, văn minh và hiện đại.
    Thứ ba, kinh doanh thương mại thực hiện việc dự trữ các yếu tố của sản xuất và hàng hoá tiêu dùng, bảo đảm cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng giảm bớt được dự trữ lớn ở nơi sản xuất và dự trữ tiêu dùng cá nhân. Thứ tư, kinh doanh thương mại bảo đảm điều hoà cung cầu. Nó làm đắt ở những nơi có nguồn hàng rẻ, nhiều phong phú và làm rẻ hàng hoá ở những nơi hàng hoá đắt, ít nghèo nàn. Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, thương mại có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy việc sử dụng nguồn lực và phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả và hợp lý.
    Thứ năm, kinh doanh thương mại nhờ việc áp dụng ngày càng nhiều các dịch vụ trong các hoạt động kinh doanh hàng hoá sẽ bảo đảm cho các vật tư kỹ thuật ngày càng kịp thời, thuận tiện và văn minh cho các doanh nghiệp sản xuất, bảo đảm ngày càng nhiều hàng hoá tốt, hiện đại, văn minh với dịch vụ ngày càng thuận lợi cho người tiêu dùng. Bảo đảm cung ứng hàng hoá ổn định, bình thường trong xã hội.
    1.3 Mục tiêu của kinh doanh thương mại
    Trong những giai đoạn hoạt động khác nhau, mỗi doanh nghiệp có những mục tiêu khác nhau và không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được tất cả các mục tiêu đó, tuỳ theo điều kiện mà doanh nghiệp phải có sự lựa chọn mục tiêu cho phù hợp. Nhưng về cơ bản trong kinh doanh thương mại có ba mục tiêu chính sau:
    * Lợi nhuận : Lợi nhuận là mục tiêu trước mắt, lâu dài và thường xuyên của hoạt động kinh doanh và nó cũng là nguồn động lực của kinh doanh. Lợi nhuận của doanh nghiệp thương mại là biểu hiện bằng tiền của giá trị thặng dư do người lao động trong doanh nghiệp thương mại tạo ra bằng cách sử dụng hợp lý các nguồn lực trong kinh doanh và vận dụng các điều kiện thuận lợi của môi trường kinh doanh. Muốn có lợi nhuận thì doanh thu bán hàng phải lớn hơn chi phí kinh doanh.
    Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
    Muốn có doanh thu lớn thì phải chiếm được khách hàng, phải bán được nhiều hàng hoá và dịch vụ, phải bán được nhanh chóng hàng hoá và giảm các khoản chi phí kinh doanh có thể và không cần thiết. Trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải kinh doanh loại hàng hoá phù hợp với nhu cầu của khách hàng. * Thế lực : Đây cũng là mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng tới, sở dĩ mục tiêu này quan trọng bởi vì trong nền kinh tế thị trường số lượng doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh nhiều với mặt hàng phong phú, cạnh tranh gay gắt không chỉ giữa người bán với nhau mà giữa người mua với người mua, giữa người mua với người bán. Để đạt được lợi nhuận thì đòi hỏi phải thắng trong cạnh tranh, phải thu hút được ngày càng nhiều khách hàng, không ngừng tăng doanh số bán và các hoạt động dịch vụ phục vụ, không ngừng mở rộng quy mô và phát triển thị trường. Mục tiêu thế lực là mục tiêu phát triển cả về quy mô kinh doanh, cả về thị phần trên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo cho mình được thế mạnh về khả năng thu hút khách hàng, về vốn kinh doanh, về nhân lực .

     
Đang tải...